Trang chủ » Kiến thức » QA tester là gì những điều cơ bản về QA

QA tester là gì những điều cơ bản về QA

Admin

Để hoàn thiện một phần mềm trải qua rất nhiều khâu , có nhiều quá trình từ phức tạp đến đơn giản để hoàn thiện ra một phần mềm đến tay người sử dụng thì nó phải trải qua các quy trình kiểm nghiệm vô cùng nghiêm ngặt. Những người tham gia vào quy trình  này thường được gọi là QA tester. Vật QA tester là gì cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

QA tester là gì

qa tester

QA tester được viết đầy đủ là Quality Assurance tester hay được gọi là kiểm thử phần mềm  là một công việc hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm tra và kiểm thử phần mềm trước khi đem phần mềm đưa ra thị trường.

Kiểm tra trong quá trình kiểm thử phần mềm dựa trên bối cảnh, rủi ro, đòi hỏi cách tiếp cần có phương pháp, kỷ luật để tìm ra các lỗi. Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra các quy trình làm việc giữa các bên.

QA tester là làm gì?

  • Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển (development process) sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án.Các quy trình này phát triển dựa trên các các mô hình.
  • Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
  • Lên kế hoạch test, thiết kế test case, test script, thực thi theo test plan, test case.
  • Thu thập thông tin, gửi báo cáo chất lượng cho khách hàng hoặc project manager, Kiểm tra việc thực thi quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy trình QA đã đề ra không.
  • Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.
  • Điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team đang thực hiện.

Hiệu suất công việc.

Quality Assurance

  • Tổng số nỗ lực test và hiệu quả test (với sự chênh lệch về thời gian và chi phí).
  • Hiệu quả kiểm tra (số lỗi tìm thấy trong hệ thống / tổng số lỗi được tìm thấy trong tất cả các giai đoạn).
  • Số liệu thực hiện thử nghiệm (passed/failed/in progress/N/A …).
  • Tỷ lệ Rejection lỗi (Tỷ lệ các khiếm khuyết bị từ chối / không hợp lệ / sai / trùng lặp).
  • Tỷ lệ Reopen lỗi (Tỷ lệ lỗi cố định thành công)
  • Tỷ lệ phát hiện lỗi (thời gian test)
  • Tỉ lệ Retest

QA cần kỹ năng gì?

  • Hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của phần mềm vì công việc của QA rộng hơn QC.
  • Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ team và các team khác. Mục đích: khai thác thông tin về sản phẩm, dự án và ứng dụng nó vào việc xây dựng hệ thống quy trình.
  • Kỹ năng phân tích, làm việc dựa trên số liệu tốt.
  • Khả năng tổ chức, tư duy logic và có hệ thống.
  • Hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO, các kiến thức về các khóa học tester… để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.

Con đường sự nghiệp của một nhân viên QA

  • Bắt đầu với vị trí Tester khi chưa có kinh nghiệm gì.
  • Khi có kiến thức hơn, bạn sẽ lên làm Test Design.
  • Sau đó là Test Lead/ QA Lead, Test Manager/QA Manager.
  • Khi đến Manager thì sẽ chuyển sang lĩnh vực quản lý.
5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone