BA là một khái niệm, thuật ngữ còn khá mới hiện nay đối với rất nhiều người. Chính vì nó là điều mới mẻ và khác lạ nên nó đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người đặc biệt đó là các công ty sản xuất phần mềm, lĩnh vực IT – Công nghệ thông tin. Vậy nên BA là gì mà có sức hút to lớn đến vậy hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn về BA dưới bài viết sau nhé.
Contents
BA là gì

BA là nghề gì
BA là viết tắt của Business analyst hay còn gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, là công việc làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu xong sau đó chuyển thông tin và thảo luận yêu cầu với team nội bộ( Developer, QC) và quản lý document, chuyên đứng giữa kết nối khách hàng lại với nhau
Hiện nay BA được chia làm 3 nghiệp vụ
Management Analyst: Chuyên gia tư vấn quản lý , đề xuất các cải thiện hiệu quả tổ chức, tư vấn cho các nhà quản lý cách làm các tổ chức có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu
Systems Analyst : thường là những chuyên gia về khái niệm kỹ thuật hoặc phương pháp kỹ thuật phức tạp nào đó. Họ thường tham gia các dự án có độ khó, phức tạp về kỹ thuật cao, thường có 1 số dự án liên quan đến migrate data, đưa hệ thống lên mây hoặc tích hợp hệ thống sẽ cần sự tham gia nhiều của của System Analyst, Các chuyên viên sẽ phân tích hệ thống hiện tại, xem xét các yêu cầu thiết kế một kiến trúc hệ thống mới dựa trên cái đã có
Data analyst: Chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ thu thập các thông tin số và kết quả hiện nay, thông thường những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ hoặc dưới dạng sơ đồ, bảng biểu hay báo cáo. Sau đó các dữ liệu này xác định xu hướng, tạo mô hình để dự đoán những gì xảy ra.
Business Analyst làm gì?

Business Analyst làm gì
Business Analyst làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu từ khách hàng chuyển yêu cầu về cho team: Điều đặc biệt ở chỗ đó là BA làm việc chủ yếu với khách hàng còn nhiều hơn với cả phần mềm. Đôi khi BA thân thiết với khách hàng có thể giúp tăng thêm cơ hội hợp tác với khách hàng, BA thường xuyên phân tích ưu điểm và nhược điểm của hệ thống cho khách hàng và đưa ra các cách giải pháp phần mềm cho họ
Trao đổi với team nội bộ gồm các vấn đề truyền tải thông tin, thảo luận yêu cầu khách hàng về dự án :BA là người thường xuyên làm việc với Developer, QC, PM bởi trong khi trao đổi với khách hàng có nhiều vấn đề phát sinh không nằm trong lĩnh vực của team, BA phải trao đổi với các bộ phận khác để đưa ra các giải pháp
Công việc về documentation , cả việc viết và quản lý document
Document không phải là công việc làm một lần rồi xong bởi nó là công việc viết đi viết lại nhiều lần, sửa nhiều lần để hoàn chỉnh tốt nhất. Một người quản lý document làm sao cho mọi người biết đau là bản cuối cùng và khi có những thay đổi về dự án cần khắc phục nó mà không ảnh hưởng đến document nào
Làm thế nào để trở thành một business Analyst (BA)
Những người trong lĩnh vực IT ( Lập trình viên, chuyên viên kiểm thử phần mềm, …)
Những người làm trong lĩnh vực IT muốn chuyển ngành sang nghề BA thì bạn nên cần có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ BA thêm các kiến thức nền khác như nhân sự, tài chính,…Thường những người làm việc trong lĩnh vực IT rất dễ có thể chuyển sang ngành BA này bởi bạn có kiến thức nền tảng chuyên về IT vì tùy vào lĩnh vực, dự án khác nhau.
Những người không chuyên về IT( kinh doanh, marketing, sales,…)
Những người không làm trong lĩnh vực IT lợi thế của họ đó là có kỹ năng giao tiếp để đi đàm phán với khách hàng, ưu điểm nổi trội là họ năng động, linh hoạt cũng như kỹ năng trao đổi đàm phán tốt hơn.
Nhược điểm những người này đó là kỹ thuật, không hiểu rõ về quy trình, kỹ thuật cũng như vận hành của phần mềm nên những người này cần trau dồi vốn kinh nghiệm của bản thân trong nghề thì mới tư vấn, giải thích cách vận hành để trao đổi với khách hàng.
Các kỹ năng cần thiết của BA nên có
Kỹ năng giao tiếp: BA có kỹ năng giao tiếp tốt thì có thể trao đổi thông tin, vấn đề, nghiệp vụ hệ thống để có thể lấy được yêu cầu rõ ràng từ khách hàng. Ngoài kỹ năng ngoại ngữ thì khả năng văn bản giao tiếp cũng là kỹ năng cần thiết của BA để đưa ra nghiệp vụ cũng như các báo cáo tiến trình phần mềm hoặc ứng dụng cho khách hàng
Kỹ năng công nghệ: Là một BA bạn nên biết những ứng dụng công nghệ mình đang được sử dụng, nên biết các nền tảng công nghệ thông tin hiện nay và các ứng dụng công nghệ đang được dùng hiện nay. Để giao tiếp với khách hàng bạn nên dùng ngôn ngữ kinh doanh để giao tiếp với team kỹ thuật cũng như với khách hàng hiểu được về hệ thống rõ ràng nhất
Kỹ năng phân tích: Làm BA bạn nên có kỹ năng phân tích tốt để phân tích nhu cầu kinh doanh khách hàng để hiểu đúng cũng như truyền tải thông tin chính xác nhất cho team.BA phải phân tích số liệu, tài liệu và kết quả khảo sát người sử dụng để khắc phục những nhược điểm, sai sót của hệ thống
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là một kỹ năng quan trọng bởi ngành nghề IT luôn luôn thay đổi khi các developer đưa các giải pháp kinh doanh khách hàng không có gì chắc chắn xảy ra vậy nên việc giải quyết vấn đề để hoàn thành dự án một các thành công
Kỹ năng quản lý: Việc lập kế hoạch dự án hướng dẫn các yêu cầu, xử lý thay đổi, dự án ngân sách để tất cả mọi người trong dự án hoàn thành trong thời gian quy định.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Là một kỹ năng quan trọng bởi BA là người thường xuyên giao tiếp với khách hàng thuyết phục khách hàng để đạt kết quả có lợi cho công ty và các giải pháp hợp lý cho khách hàng.