Trang chủ » Kiến thức » BA là nghề gì – Khái niệm về Business Analyst

BA là nghề gì – Khái niệm về Business Analyst

Admin

Sự ra đời của nhiều công ty sản xuất phần mềm kéo theo sự phát triển của nhiều nghề trong đó có BA. Vậy nên BA là nghề gì? Công việc của người ở vị trí BA là gì và cần phải trau dồi những kỹ năng gì. Hãy cùng trung tâm đào tạo Tester tìm hiểu rõ trong dưới bài viết sau nhé!

BA là nghề gì

BA là gì

BA là viết tắt của Business analyst hay còn gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Công việc là làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu xong sau đó chuyển thông tin và thảo luận yêu cầu với team nội bộ( Developer, QC). Đồng thời quản lý document, chuyên đứng giữa kết nối khách hàng lại với nhau.

BA là gì

Nghiệp vụ chuyên môn chính của BA

  • Management Analyst: Chuyên gia tư vấn quản lý, đề xuất các cải thiện hiệu quả tổ chức, tư vấn cho các nhà quản lý cách làm các tổ chức có lợi hơn qua việc giảm chi phí  và tăng doanh thu. 
  • Systems Analyst : thường là những chuyên gia về khái niệm kỹ thuật hoặc phương pháp kỹ thuật phức tạp nào đó. Họ thường tham gia các dự án có độ khó, phức tạp về kỹ thuật cao, thường có 1 số dự án liên quan đến migrate data. Đưa hệ thống lên mây hoặc tích hợp hệ thống  sẽ cần sự tham gia nhiều của của System Analyst. Các chuyên viên sẽ phân tích hệ thống hiện tại, xem xét các yêu cầu thiết kế một kiến trúc hệ thống mới dựa trên cái đã có
  • Data analyst: Chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ thu thập các thông tin số và kết quả hiện nay. Thông thường những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ hoặc dưới dạng sơ đồ, bảng biểu hay báo cáo. Sau đó các dữ liệu này xác định xu hướng, tạo mô hình để dự đoán những gì xảy ra.

Nghiệp vụ chuyên môn chính của BA

Business Analyst làm gì?

  • Business Analyst làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu từ khách hàng chuyển yêu cầu về cho team: Điều đặc biệt ở chỗ đó BA là  làm việc chủ yếu với khách hàng còn nhiều hơn với cả phần mềm. Đôi khi BA thân thiết với khách hàng có thể giúp tăng thêm cơ hội hợp tác với khách hàng. BA thường xuyên phân tích ưu điểm và nhược điểm của hệ thống cho khách hàng và đưa ra các cách giải pháp phần mềm. 
  • Trao đổi với team nội bộ gồm các vấn đề truyền tải thông tin, thảo luận yêu cầu khách hàng về dự án :BA là người thường xuyên làm việc với Developer, QC, PM và trong khi trao đổi với khách hàng có nhiều vấn đề phát sinh không nằm trong lĩnh vực của team. BA phải trao đổi với các bộ phận khác để đưa ra các giải pháp. 
  • Công việc về documentation, cả việc viết và quản lý document: Document không phải là công việc làm một lần rồi xong bởi nó là công việc viết đi viết lại nhiều lần, sửa nhiều lần để hoàn chỉnh tốt nhất. Một người quản lý document cần cho mọi người biết đâu là bản cuối cùng. Khi có những thay đổi về dự án cần khắc phục nó mà không ảnh hưởng đến document nào.

BA là nghề gì

Làm thế nào để trở thành một business Analyst (BA)

Những người trong lĩnh vực IT ( Lập trình viên, chuyên viên kiểm thử phần mềm, …)

Những người làm trong lĩnh vực IT muốn chuyển ngành sang nghề BA. Cần có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ BA cùng các kiến thức: nhân sự, tài chính,…Thường những người làm việc trong lĩnh vực IT đặc biệt BA tester có thể chuyển sang ngành BA dễ dàng.

Thay vì tìm hiểu ba tester là gì thì hãy khám phá một số lý do của việc chuyển ngành đơn giản. 

  • Tester là người chú ý đến từng chi tiết nhỏ và có hiểu biết sâu về hệ thống phần mềm được xây dựng. Họ luôn là người đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. 
  • Với khả năng đọc, phân tích và xem xét các tài liệu đặc tả yêu cầu mang đến lợi thế lớn cho Tester khi theo đuổi ngành BA.
  • Người kiểm thử trở thành nhà phê bình trong việc kiểm tra các yêu cầu trực quan của phần mềm là điều tất yếu.
  • Họ luôn là người chín chắn, luôn suy nghĩ ra bức tranh toàn cảnh về hệ thống. Điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình kinh doanh.
  • Là người tham gia vào các dự án và ghi lại báo cáo lỗi giúp BA Tester nâng cao kỹ năng tài liệu trong phân tích kinh doanh.
  • Các Tester đang làm việc trong Agile Framework thì chuyển sang làm phân tích kinh doanh sẽ dễ dàng hơn.

từ Tester đến BA

Bởi Agile thì BA tham giai vào giai đoạn đầu của quy trình, lập kế hoạch, hỗ trợ Dev team theo yêu cầu. Còn Tester thì thường tham gia từ khi lập kế hoạch chạy nước rút, tương tác với Dev team, …

Ở đây có sự chồng chéo trách nhiệm của BA và Tester khi nhà kiểm thử trở thành nhà phân tích kinh doanh. Có sự tham gia vào toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối. 

Những người không chuyên về IT( kinh doanh, marketing, sales,…)

Những người không làm trong lĩnh vực IT lợi thế của họ đó là có kỹ năng giao tiếp để đi đàm phán với khách hàng. Ưu điểm nổi trội là họ năng động, linh hoạt cũng như kỹ năng trao đổi đàm phán tốt hơn. 

Nhược điểm những người này đó là  kỹ thuật, không hiểu rõ về quy trình, kỹ thuật cũng như vận hành của phần mềm. Những người này cần trau dồi vốn kinh nghiệm của bản thân trong nghề thì mới tư vấn, giải thích cách vận hành để trao đổi với khách hàng.

Các kỹ năng cần thiết của BA nên có

Sau khi tìm hiểu về BA là nghề gì cùng công việc của những người trong nghành. Vậy để theo đuổi công việc này thì cần phải trau dồi những kỹ năng gì? Cùng khám phá nội dung dưới đây: 

Kỹ năng giao tiếp

BA có kỹ năng giao tiếp tốt thì có thể trao đổi thông tin, vấn đề, nghiệp vụ hệ thống để có thể lấy được yêu cầu rõ ràng từ khách hàng. Ngoài kỹ năng ngoại ngữ thì khả năng giao tiếp cũng là kỹ năng cần thiết của BA để đưa ra nghiệp vụ cũng như các báo cáo tiến trình phần mềm hoặc ứng dụng cho khách hàng.

kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng công nghệ

Là một BA bạn nên biết những ứng dụng công nghệ mình đang được sử dụng, nên biết các nền tảng công nghệ thông tin hiện nay và các ứng dụng công nghệ đang được dùng hiện nay. Để giao tiếp với khách hàng bạn nên dùng ngôn ngữ kinh doanh. Để giao tiếp với team kỹ thuật cũng như với khách hàng hiểu được về hệ thống rõ ràng nhất. 

Kỹ năng phân tích

Làm BA bạn nên có kỹ năng phân tích tốt để phân tích nhu cầu kinh doanh khách hàng để hiểu đúng cũng như truyền tải thông tin chính xác nhất cho team. BA phải phân tích số liệu, tài liệu và kết quả khảo sát người sử dụng để khắc phục những nhược điểm, sai sót của hệ thống. 

kỹ năng phân tích

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Là một kỹ năng quan trọng bởi ngành nghề IT luôn luôn thay đổi khi các developer đưa các giải pháp kinh doanh. Khách hàng không có gì chắc chắn xảy ra vậy nên việc giải quyết vấn đề để hoàn thành dự án một các thành công

Kỹ năng quản lý

Việc lập kế hoạch dự án hướng dẫn các yêu cầu, xử lý thay đổi, dự án ngân sách để tất cả mọi người trong dự án hoàn thành trong thời gian quy định.

kỹ năng quản lý

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Là một kỹ năng quan trọng bởi BA là người thường xuyên giao tiếp và thuyết phục khách hàng để đạt kết quả có lợi cho công ty và các giải pháp hợp lý cho khách hàng.

Lộ trình thăng tiến và lương của Business Analyst

Lộ trình phát triển của một BA được xác định rõ ràng theo các giai đoạn như sau:

lộ trình thăng tiến của nghề BA

Level 1: Entry level

Hay còn gọi là Fresher BA là giai đoạn các bạn BA mới ra trường, đang đi thực tập hoặc đã có được 1 – 2 năm kinh nghiệm trong nghề. Có kiến thức căn bản về BA, biết phân tích cơ bản và cần sự hỗ trợ của  senior BA để gặp khách hàng.

Ở thời điểm này bạn cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức nền tảng về BA cùng sự học hỏi để giải quyết các vấn đề phức tạp. Mức thu nhập của vị trí này theo khảo sát rơi vào từ 7 – 12 triệu đồng/ tháng.

Level 2: Junior BA

Là những bạn đã làm ở vị trí này từ 2 – 3 năm và có kiến thức cơ bản về BA. Biết phân tích và viết tài liệu thành thạo cùng khả năng làm dự án độc lập.

Trong giai đoạn này thì bạn vẫn cần học hỏi các Senior BA ở dự án lớn và phức tạp. Cần phải được dẫn dắt và đào tạo thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cùng kỹ năng phân tích để đưa ra giải pháp ở những dự án quy mô lớn.

Mức thu nhập dành cho vị trí này dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

Level 3: Senior BA

Các BA có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên và trải qua nhiều dự án khác nhau. Với khả năng làm việc độc lập, giả quyết các bài toán phức tạp. Có kỹ năng mềm cùng khả năng xử lý vấn đề tốt cùng hỗ trợ các thành viên khác trong team. Thành thạo các nhóm kỹ năng nền tảng của BA và có nhiều hướng đi trong tương lai. Mức thu nhập của vị trí này dao động từ 20 – 35 triệu đồng/ tháng.

Senior BA

Level 4: Vị trí cấp quản lý và cao hơn

Khi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì bạn có thể vươn tới các vị trí cao hơn: Manager, Principal, … Với mức thu nhập dao động từ 40 – 60 triệu đồng/ tháng.

Qua phần nội dung chi tiết được trình bày ở trên thì bạn đọc đã hiểu rõ hơn về BA là nghề gì, lộ trình thăng tiến và thu nhập của BA. Cùng những kỹ năng bạn cần trau dồi bạn cần trau dồi khi theo đuổi nghề nghiệp này. Mong rằng bạn sẽ thành công trên con đường mình đã chọn. 

Có thể bạn quan tâm: Lương Business Analyst năm 2023

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone