Trang chủ » Kiến thức » Tìm hiểu về Bool và cách sử dụng trong C++ chi tiết nhất

Tìm hiểu về Bool và cách sử dụng trong C++ chi tiết nhất

Admin

Bool hay Boolean là gì là một vấn đề được rất nhiều lập trình viên mới quan tâm. Về cơ bản đây là một kiểu dữ liệu chỉ được chọn giá trị đúng hoặc sai trong lập trình C/C++ và Java. Vậy rốt cuộc Bool là gì? Cách sử dụng Bool trong C++ và Java như thế nào?Cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin dưới đây.

Bool là gì?

Bool la gi

Bool hay Boolean là một hàm đại số được ký hiệu là 0 và 1, chúng được sử dụng để biểu diễn đầu vào hoặc đầu ra của một kỹ thuật số máy tính. Ký hiệu “0” và “1” này cũng có thể được sử dụng cho dạng mạch kỹ thuật số đóng và mở vĩnh viễn. 

Các dạng mạch kỹ thuật số trên được tạo thành từ một số cổng logic và có một bộ quy tắc gọi là Luật của Đại số Boolean được dùng để thực hiện các phép toán logic với các cổng logic tối thiểu này. Đại số Boolean hay còn được gọi là đại số nhị phân vì số nhị phân chỉ được sử dụng trong việc này. Mục đích của Đại số Boolean được sử dụng chủ yếu để phân tích và đơn giản hóa các biểu thức Boolean phức tạp.

Một vài quy tắc cần lưu ý trong hàm Bool:

  1. Chỉ có thể có hai giá trị cho biến được sử dụng ở trong đại số Boolean  (Giá trị giá trị cao là 1 và 0 cho giá trị thấp)
  2. Thanh overbar (-) được dùng để biểu diễn biến bổ sung
  3. Toán tử cộng (+) được dùng để biểu diễn ORing của các biến.
  4. Toán tử dấu chấm (.) được dùng để biểu diễn ANDing của các biến.

Tìm hiểu về các phép tính trong hàm Bool

Phép cộng Boolean

Tương tự như phép toán OR, phép toán cộng của đại số Boolean trong các mạch kỹ thuật số cũng được sử dụng để tính tổng các số hạng mà không cần sử dụng đến phép toán AND.

Ví dụ về ‘tổng số hạng’: A + B, A + B ‘, A + B + C’ và A ‘+ B + D’

Giá trị thuật ngữ tổng được cho là đúng khi khi một hoặc nhiều hơn một ký tự là đúng và là sai khi các ký tự đều sai.

Phép nhân Boolean

Phép toán nhân trong đại số Boolean lại tương tự như phép toán AND. Phép toán AND tính toán các sản phẩm mà không sử dụng đến phép toán OR trong các mạch kỹ thuật số.

Ví dụ về thuật ngữ tích số: AB, AB, ABC và ABCD

Ở đây giá trị của cụm từ sản phẩm là đúng khi tất cả các từ đều đúng và sai khi bất kỳ một trong các từ sai.

Tìm hiểu về Kiểu dữ liệu của Bool hoặc Boolean.

Kiểu dữ liệu Bool hay Boolean là một dạng dữ liệu sẽ trả về 2 giá trị nhằm đại diện cho giá trị thật của logic và đại số Boolean. Dữ liệu Boolean này chủ yếu gắn liền với các câu điều kiện, bằng cách thay đổi các luồng điều kiện tùy thuộc vào đại số Boolean do lập trình viên chỉ định nó có thể cho phép xảy ra các biến số khác nhau.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, trong các trường hợp đặc biệt của kiểu dữ liệu logic tổng quát hơn, logic không nhất thiết phải luôn chính xác là Boolean bởi nó còn phụ thuộc và lập trình viên chỉ định đúng hay sai.

Bạn đã từng thắc mắc về việc có những ngôn ngữ nào hỗ trợ sẵn kiểu Bool chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua dưới đây:

Những ngôn ngữ hỗ trợ kiểu dữ liệu Boolean

Hiện nay trong hệ thống lập trình có Pascal và Java có hỗ trợ sẵn kiểu Bool. Các toán tử so sánh (comparison operator) thường được định nghĩa để giả về giá trị Boolean.

Những ngôn ngữ không hỗ trợ kiểu dữ liệu Boolean

Trong máy tính ở C90 và Lisp, Boolean có thể được biểu diễn như một “từ” đầy đủ so với một bit, nguyên. Có hiện tượng này diễn ra là do các máy tính truyền tải các khối thông tin. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý rằng ngôn ngữ C không hỗ trợ kiểu Bool từ ban đầu mà dùng số integer để biểu thị giá trị. Sau nhiều lần nâng cấp và cải tiến, kiểu Bool bắt đầu được hỗ trợ từ phiên bản C99 Standard for C.

Do đó bạn có thể dùng Bool trong C/C++ ngày nay.

Hướng dẫn cách sử dụng Bool trong C/C++

Huong dan cach su dung Bool trong C

Có nhiều người khi mới bắt đầu học lập trình sẽ cảm thấy việc sử dụng Bool hay biến số Boolean là khá khó khăn và căng não. Tuy vậy bạn đừng quá lo lắng, cách làm tuần tự như sau:

Khai báo biến Boolean

Như đã biết, Bool chỉ có thể tồn tại 2 giá trị True và False. Để có thể khai báo biến Boolean bạn sử dụng từ khóa  <bool> và sử dụng từ khóa <true> và <false> để khởi tạo giá trị đúng sai của biến số nhé!

Về đảo ngược biến Boolean

Cũng giống như toán tử trừ đơn nguyên, (+) được sử dụng để tạo ra số nguyên dương, (-) để tạo số nguyên âm. Ở đây ký hiệu (!)dùng cho toán tử Not logic đồng thời để đảo ngược giá trị Boolean từ 0 thành 1 hoặc ngược lại.

Về nhập giá trị Boolean (Input)

Khi nhập giá trị Boolean cần hình thành sự logic. Phương pháp nhập giá trị Boolean là bằng std::cin.

Mới bắt đầu thao tấc có thể sẽ khó khăn, nhưng bạn chỉ cần nhớ là chỉ có 2 biến Boolean được chấp nhận là 0 và 1 (không đúng hoặc sai)

Giá trị trả về Boolean (Output)

Giá trị trả về Boolean được tạo với cái tên bắt đầu bằng  <is> hoặc <has>. Các giá trị trả về này được dùng để kiểm tra các hàng được gán có đúng hay là không.

Hướng dẫn cách sử dụng Bool hay Boolean trong Java

Qua những tìm hiểu trên ta đã biết, không chỉ C++ mà còn có một ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ sẵn kiểu Boolean nữa là Java. Trong Java cũng chỉ cho phép 2 biến số xảy ra là True hoặc False. Tuy nhiên, về cố định thì chỉ cho phép 2 biến cố xảy ra, nhưng Boolean cũng thường được ứng dụng trong các trường hợp điều kiện rẽ nhánh.

Ví dụ:

  • Bạn muốn lưu giá trị dự đoán mưa vào một thời điểm nhất định 
  • Tại thời điểm đó chỉ có 2 trường hợp có thể xảy ra là có mưa hoặc không có mưa.
  • Như vậy, chỉ cần lưu 1 biến <troiMua> bằng kiểu Boolean thì với giá trị <true> là Mưa còn <false> là không có Mưa.

Tuy nhiên, hiện nay Java đã cải tiến thêm Class Boolean thay thế cho Boolean nhằm hỗ trợ các lập trình viên ở hiệu suất tối đa nhất. Mục đích và tác dụng của Class Boolean cũng tương tự như Boolean, tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều tài nguyên sử dụng cao hơn, đi kèm với đó là tốc độ truy xuất bị chậm hơn.

Class Boolean có các kiểu phương thức và tác dụng như sau:

  • parseBoolean(String s): Giúp phân tích chuỗi dưới dạng boolean. Kiểu dữ liệu này nếu chuỗi ứng với <true> thì trả về đúng input và nếu không thì trả về <false>.
  • booleanValue(): Phương thức trả về giá trị của đối tượng Boolean dưới dạng kiểu boolean.
  • valueOf(boolean b): Giúp trả về giá trị của biến Boolean input.
  • valueOf(String s): Có tác dụng khá giống hàm parseBoolean(String s). Với trường hợp input là <null> thì nó sẽ trả về <false>

Trí tuệ nhân tạo AI trong lập trình C++

Tri tue nhan tao AI trong lap trinh C

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Loại trí tuệ này được con người tạo nên với mục đích giúp cho máy tính có thể tự động hóa qua các hành vi thông minh như con người. Đây là một lĩnh vực khó và cũng khó để có thể chọn ra đau là ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất với nó.

C++ được mệnh danh là một một loại ngôn ngữ lập trình nhanh nhất thế giới với khả năng giao tiếp với phần cứng. C++ cũng rất hữu ích cho các dự án AI có sự nhạy cảm về thời gian bởi nó giúp các nhà phát triển cải thiện chương trình, tăng thời gian phản hồi và tăng tốc độ thực thi các thuật toán.

Ví dụ như sử dụng AI trong C++ có thể được sử dụng cho các kỹ thuật thống kê Ai như neural network. Ngoài ra AI trong các trò chơi hầu hết đều được code bằng C++…

Ứng dụng Bool trong tuyển dụng nhân sự có thể bạn chưa biết

Việc tuyển dụng hay tìm kiếm nhân sự có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ. Tuy nhiên sử dụng Bool hay Boolean trong việc tuyển dụng hiện đang là một phương pháp thu hút nhiều sự quan tâm. Với Boolean Search: một hoạt động tìm kiếm người theo một cấu trúc nhất định và có thể tùy chỉnh được các câu điều kiện tùy thuộc vào lập trình viên. Điều này sẽ giúp thu hẹp giới hạn và phạm vi kết quả tìm kiếm trong tuyển dụng.

Công cụ tuyển dụng nâng cao này có thể giúp cho HR có thể thu hẹp phạm vi tuyển dụng với những người phù hợp với tiêu chí xét tuyển. Bằng cách áp dụng các thuật toán trong Boolean Search sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm ra một ứng cử viên tiềm năng giữa một lượng hồ sơ khổng lồ.

Mong rằng qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Bool cũng như những thông tin, cách sử dụng của Bool/Boolean trong Java cũng như C/C++. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với công việc Tester thì đừng quên tham khảo ngay Khóa học Tester cho người mới bắt đầu của chúng tôi nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone