Trang chủ » Kiến thức » Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mới nhất 2023

Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mới nhất 2023

Admin

Tóm tắt nội dung

Business Analyst là một vị trí quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cần đến và cũng là một lĩnh vực được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn và theo đuổi. Có thể nói công việc này quan trọng và có một mức lương khá hấp dẫn, do đó để được doanh nghiệp lựa chọn là mong muốn của nhiều người. Với những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mới nhất 2023 sau chắc chắn sẽ giúp bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

cau hoi phong van Business Analyst

Business Analyst là nghề gì?

Business Analyst (viết tắt BA) được hiểu là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”, tuy nhiên ở Việt Nam nghề này thường quen với cách gọi phổ biến hơn đó là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. 

Nhiệm vụ chính của một Business Analyst là người phân tích nhu cầu của khách hàng đồng thời phối hợp với nội bộ công ty để đưa ra phương án để có thể giải quyết phù hợp. Vị trí này còn có vai trò giúp cho việc sử dụng nguồn lực hiện có một cách tốt nhất thông qua việc đổi mới cách thức vận hành kinh doanh giữa các bộ phận. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Doanh nghiệp luôn cần những Business Analyst có chuyên môn kỹ thuật cao cùng khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy, do vậy nhân lực trong lĩnh vực này luôn được săn đón. Cùng nắm bắt những kiến thức và kỹ năng quan trọng sau với bộ  câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mới nhất để có thể “đậu” phỏng vấn nhé!

Xem thêm: BA là nghề gì – Khái niệm về Business Analyst

Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst về chuyên môn

1. Là một Business Analyst, bạn định nghĩa Pareto Analysis như thế nào?

Pareto Analysis là một kỹ thuật ra quyết định phù hợp để giải quyết những khiếm khuyết và kiểm soát chất lượng hay còn được biết đến là quy tắc 80/20. Theo quy tắc này,  20% nguyên nhân tạo ra 80% lỗi trong hệ thống.

2.Nêu sự khác biệt giữa sketch, wireframe, prototype?

Sketch là bước vẽ phác thảo với mục đích lấy ý tưởng, brainstorm để cho dự án được thuận lợi hơn, tuy nhiên có độ xác thực thấp.

Wireframe là bước kế tiếp của sketch, nó là bước này xây dựng khung cơ bản của website/ứng dụng. Các bước bao gồm các quyết định về vị trí đặt và nội dung trên website/ứng dụng. Bản vẽ phải thể hiện được chế độ xem, các chức năng chính và mối tương quan giữa các tính năng. 

Prototype là thiết kế gần giống với sản phẩm cuối cùng nhất. Nó giúp xác định/ phản ánh quy trình từng bước mà người dùng cần thực hiện. Đây là bước thiết kế cần phải có nhiều kiến thức về trải nghiệm người dùng (UX) nhiều nhất.

3. Yêu cầu và Nhu cầu dưới góc độ một business analyst khác nhau như thế nào? 

Nhu cầu là chỉ việc xác định được mong muốn, nhu cầu tương lai của doanh nghiệp. Còn yêu cầu thì thể hiện nhu cầu trong hiện tại của doanh nghiệp.

4. BPMN là gì và vai trò của nó trong việc phân tích kinh doanh

BPMN là cụm từ viết tắt của “Business Process Modeling Notation” hay là một loại ngôn ngữ mô hình hóa trực quan trong quá trình phân tích nghiệp vụ cho các ứng dụng. BPMN thông qua bộ ký hiệu chuẩn giúp xác định quy trình nghiệp vụ, đồng thời giúp cho doanh nghiệp, BA, developer, v.v có thể hiểu về quy trình nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu suất công việc và giúp quy trình 

cau hoi phong van Business Analyst

5.Mô tả mô hình use case?

Mô hình use case gồm 2 yếu tố chính:

  • Use case description là một bản thực hiện từng bước được viết cụ thể về đối thoại và giao tiếp giữa các actor và hệ thống.
  •  Use case diagram là một bản mô tả đồ họa cụ thể hóa các actor nào có thể hoạt động

6. Trong một dự án, Business Analyst sử dụng những tài liệu gì?

Business requirement, Functional Specification, Technical Specification,…

7.Bạn hiểu thế nào về SaaS và PaaS?

SaaS là một mô hình phân phối phần mềm cho các nhà cung cấp bên thứ 3. Thông qua SaaS có thể cho phép khách hàng truy cập qua internet và lưu trữ dữ liệu ứng dụng.

PaaS là một dạng thuộc điện toán đám mây, cung cấp nền tảng, môi trường để nhà phân tích kinh doanh phát triển dịch vụ  và ứng dụng thông qua mạng internet. Nhờ đó, mọi dữ liệu được lưu giữ trên đám mây giúp cho người dùng dễ dàng truy cập vào. 

8.Loại Diagram nào được Business Analyst sử dụng phổ biến nhất ?

Những loại Diagram thường được Business Analyst sử dụng phổ biến hiện nay: State Transition Diagram, Activity Diagram, Context Diagram.”

9. Vai trò quan trọng của Flowchart là gì?

Flowchart là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong dự án, nó giải thích đầy đủ và chi tiết khái niệm và quy trình phức tạp với đội ngũ kỹ thuật và các bên liên quan trong dự án. Qua đó giúp cho các bên lien quan hiểu chính xác vấn đề và có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề đề ra.

10.Sự khác nhau giữa Risk và Issue?

Risk là một phần có thể nắm bắt được và ước tính bằng cách thực hiện các chiến thuật giảm thiểu. 

Khi Risk đã xảy ra thì được gọi là Issue. 

Khi Risk đã xảy ra thì cần được giải quyết bằng cách quản lý vấn đề hoặc  sự kiện. Khi các vấn đề không được giải quyết thì có thể lấy ví dụ từ đó cho các dự án bổ sung.

11.Nêu những hiểu biết của bạn về Personas?

Personas là một kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế UX (User Experience), nó tạo ra những người dùng ảo giúp đại diện cho người dùng thực.  Kỹ thuật này giúp cho các nhà thiết kế hiểu rõ hơn về mục tiêu, hành vi, thói quen, nhu cầu, tình huống sử dụng cũng như là cảm xúc của người dùng mục tiêu.

12.Một Business Analyst thực hiện việc quản lý rủi ro cho dự án như thế nào?

Business Analyst có thể thực hiện một số hoạt động cụ thể để quản lý rủi ro cho dự án như: Phân tích các rủi ro tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, đánh giá rủi ro, theo dõi và báo cáo. Quản lý rủi ro là một hoạt động liên tục và BA cần có sự theo dõi, đánh giá các rủi ro một cách liên tục trong dự án.

13. Business Analyst Có cần phải test product không?

Test case thường là nhiệm vụ của Tester đảm nhận, tuy nhiên BA cũng cần biết và test trong trường hợp thiếu nhân sự tester. Để viết được Testcase thì Business Analyst cũng cần hiểu rõ các tài liệu yêu cầu như UC/US, BRD, FSD,…

14. Để khai thác một domain nhanh chóng thì làm cách nào?

Dưới đây là một số cách khai thác domain bạn có thể trả lời: 

  • Phân tích và đọc nhiều tài liệu (Document Analysis) để có kiến thức
  • Research: Nghiên cứu, sàng lọc và ghi chú thông tin cần thiết
  • Tham sự Workshop để thấy được nhiều góc nhìn cá nhân khác nhau
  • Phỏng vấn hiểu biết và khai thác những thông tin cần thiết từ những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực

Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp về kỹ năng mềm

Một Business Analyst giỏi theo bạn cần những kỹ năng nào?

Một Business Analyst giỏi cần trau dồi những kỹ năng:

  • Kỹ năng chuyên môn và thành thạo các nghiệp vụ cần thiết của Business Analyst.
  • Kỹ năng mềm trong việc quản lý, xử lý công việc như:
  • Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa giúp BA thành công trong công việc với các thành viên và phát triển trong tương lai.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: một BA giỏi biết kết hợp với các thành viên, phòng ban để đưa ra được các giải pháp phù hợp sẽ đem đến một giải pháp tốt nhất cho khách hàng, góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp
  • Nhanh nhạy, hiểu rõ vấn đề đang làm từ đó biết cách xây dựng những hướng đi và thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Business Analyst có vai trò như thế nào trong một nhóm?

Business Analyst đóng vai vai trò như là cầu nối, kết nối các bên liên quan trong một nhóm làm việc, đem đến lợi ích khi làm việc nhóm. Nhà phân tích nghiệp vụ không chỉ cần có khả năng sắp xếp và đưa ra các yêu cầu đối với các nhà đầu tư mà còn phải đáp ứng được mục đích của việc kinh doanh.

Business Analyst cần có điểm mạnh gì?

Những điểm mạnh cần có của Business Analyst là kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý, kinh doanh… BA cũng cần đem lại các chiến lược mới giúp cho sự phát triển của công ty, những điều này sẽ giúp họ đạt được kết quả cao trong công việc.

Lý do bạn lựa chọn công ty chúng tôi là gì?

Câu hỏi này rất phổ biến thường nhà tuyển dụng muốn đánh giá sự quan tâm, tìm hiểu của ứng viên với công ty. Để có thể trả lời câu hỏi này tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ càng những thông tin về công ty, xác định nhữngđiều bạn cảm thấy bản thân phù hợp với công ty cũng như những điều bạn có thể nhận được nếu được làm việc tại đây.

Kinh nghiệm phỏng vấn Business Analyst giúp bạn gây ấn tượng nhà tuyển dụng

cau hoi phong van Business Analyst

Dưới đây là một số kinh nghiệm cũng như lưu ý khi phỏng vấn Business Analyst chắc chắn sẽ giúp bạn có được cảm tình hơn từ nhà tuyển dụng:

  • Tham khảo và chuẩn bị sẵn một bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst chuẩn chỉnh như những câu hỏi chúng tôi đã gợi ý ở trên cho bản thân.
  • Lựa chọn trang phục nhã nhặn, lịch sự và nên đơn giản một chút để đi gặp nhà tuyển dụng.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ yêu cầu.
  • Hẹn giờ trước trên điện thoại và chuẩn bị trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra như rủi ro ở trên đường di chuyển để không đến buổi phỏng vấn trễ nhé.
  • Trước khi trả lời câu hỏi hãy hít thở thật sâu để làm tốt nhất

Một vài lưu ý để bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn Business Analyst tốt nhất:

  • Tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng về kiến thức chuyên môn, những câu hỏi thường gặp trên.
  • Suy nghĩ cẩn thận trước khi trả lời để đưa ra câu trả lời chính xác, thuyết phục, tránh vội vàng, hấp tấp.
  • Điều chỉnh âm điệu giọng phù hợp, vừa đủ và dễ nghe để nhà tuyển dụng nghe được chính xác nhất điều bạn nói.
  • Sử dụng âm điệu nghiêm túc khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra.
  • Kết hợp ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn tự tin và thuyết phục được nhà tuyển dụng hơn.

Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mới nhất 2023 và những gợi ý trả lời chi tiết cho bạn. Mong rằng những thông tin gợi ý trên sẽ hữu ích cho bạn và dễ dàng được nhà tuyển dụng lựa chọn. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với công việc Business Analyst thì đừng quên tham khảo Khóa học dành cho chuyên viên phân tích nghiệp vụ – BA nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone