Trang chủ » Kiến thức » JUNIOR TESTER LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

JUNIOR TESTER LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Admin

Một phần mềm hay ứng dụng trước khi đến tay người tiêu dùng đều qua bước test. Tuy nhiên có một số phần mềm đơn giản vẫn có thể được phát hành mà không cần kiểm duyệt tuy nhiên khả năng rủi ro và sai sót vẫn lớn sẽ làm thiệt hại về thời gian, công sức và tiền bạc cho người thực hiện dự án và của doanh nghiệp. Vì thế chúng ta thấy vai trò của Tester như: Junior tester, Senior tester, Test leader, Test manager, QA,… là rất quan trọng. Vậy Junior tester là gì? Khác biệt giữa Junior tester và Senior tester như nào?

Con đường phát triển sự nghiệp của nghề tester

junior tester

Đối với bất cứ ai theo đuổi con đường kiểm thử thì các bước phát triển trong sự nghiệp không còn mấy xa lạ gì đó sẽ là các bước, các bậc thang mà bất cứ ai cũng bước qua chỉ có điều thời gian mà bạn dừng lại để xây dựng kinh nghiệm trước khi bước qua bậc thang cao hơn là bao lâu và nó nhanh hay chậm mà thôi.

Khi bạn mới ra trường mới bắt đầu đi làm và chưa có kinh nghiệm bạn sẽ ở vị trí đó là Fresh tester, Junior tester.

Sau khi bạn đi làm với kinh nghiệm từ 2 – 4 năm trong nghề kiểm thử lúc này vị trí của bạn sẽ ở Senior tester.

sau khi đến vị trí Senior sẽ có 2 con đường để bạn lựa chọn đó là:

Nếu bạn là người muốn an toàn không muốn mạo hiểm và bạn ko có nhu cầu cũng như khả năng thăng tiến trong công việc thì bạn sẽ tiếp tục ở vị trí Senior tester làm giàu kinh nghiệm với số năm theo đuổi nghề lúc này thì thu nhập của bạn cũng tăng theo kinh nghiệm cũng như số năm làm việc của bạn

Nếu bạn là người có tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp lúc này bạn sẽ theo đuổi con đường làm quản lý đó là: Test Leader/ Manager Test, QA, BA. Ở các vị trí này trách nhiệm của bạn sẽ cao hơn bạn sẽ phải quản lý một team, 1 dự án, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra những dự đoán của các hoạt động kiểm thử sau đó thực hiện tổ chức công việc cần thiết và phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng Tester thuộc một dự án.

Junior Tester là gì?

junior tester

Theo như phần giới thiệu về quy hành trình xây dựng sự nghiệp bên trên bạn cũng phần nào hình dung được Junior tester là gì chưa?

Junior Tester là bước đầu tiên trong sự nghiệp của một tester, là tên gọi dành cho những người vừa mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chỉ mới có dưới 2 năm theo nghề. Tuy nhiên quan điểm này mang tính chất tương đối, bởi vì không phải cứ sau 2 năm theo nghề tester bạn sẽ có thể trở thành senior hay mid-senior hay mọi người đều phải mất tận 2 năm để trở thành Senior tester. Thời gian này có thể được rút ngắn hơn. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, khả năng học hỏi trau dồi kinh nghiệm kinh nghiệm của chính bạn và cách phân cấp trong từng công ty. Có thể bạn sẽ là Senior tester tại công ty này nhưng lại là Junior tester ở công ty khác do các lĩnh vực và dự án khác nhau.

Yêu cầu

Junior tester là các bạn học về công nghệ thông tin nhưng không đi chuyên sâu về kiểm thử, những bạn mới đi làm, trái ngành nên kiến thức về kiểm thử rất ít tuy nhiên để ứng tuyển Junior tester, bạn cần trang bị những kiến thức sau:

  • Nắm chắc kiến thức về máy tính, sử dụng internet, cài đặt các phần mềm, biết đọc và phân tích các phần mềm kiểm thử…
  • Các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm (như tiêu chuẩn đánh giá một phần mềm chất lượng, vai trò của kiểm thử, quy trình phát triển và quy trình testing,…)
  • Tư duy và cả kỹ thuật kiểm thử phần mềm
  • Nắm được vòng đời của một dự án, vòng đời kiểm thử.
  • Có khả năng phân tích và năng lực đọc hiểu sâu tài liệu
  • Có kỹ thuật thiết kế test case
  • Nắm được cách viết test
  • Có kỹ năng phân tích yêu cầu, phản biện, đặt câu hỏi liên quan.

Junior Tester làm những công việc gì?

Junior Tester thường sẽ đảm nhận những công việc sau:

  • Đọc hiểu tài liệu mô tả hệ thống; phân tích yêu cầu từ khách hàng, PM, BA; tìm hiểu hệ thống.
  • Chuẩn bị môi trường, thiết bị, dữ liệu,… cho quá trình testing.
  • Nắm được nội dung cũng như thực hiện kiểm thử các test cases có sẵn.
  • Phân tích và thiết kế các test case đơn giản.
  • Thực hiện kiểm thử phần mềm.
  • Báo cáo các lỗi (bugs) và khiếm khuyết (defects) của phần mềm.
  • Hỗ trợ những hoạt động đảm bảo chất lượng khác…

Kỹ năng Junior tester cần có

junior tester

Ngoài những kiến thức về kiểm thử thì Junior tester cần phải có kỹ năng mềm sau để công việc được thực hiện một cách hiệu quả hơn:

Kỹ năng giao tiếp: Đặc thù của tester là làm việc theo dự án, theo nhóm vì thế giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng, giao tiếp tốt sẽ giúp các tester chuyển tiếp và tiếp nhận thông tin, các thành viên chia sẻ, trao đổi các cách làm, giai đoạn công việc hoàn thành để hướng đến hoàn thành chất lượng phần mềm .

Kỹ năng phân tích: Tester cần có kỹ năng phân tích tốt, điều này sẽ giúp các tester lên kế hoạch cho công việc, chia nhỏ vấn đề để hiểu sâu hơn về từng yếu tố riêng biệt và thực hiện tránh tình trạng bỏ sót những lỗi dù là nhỏ nhất cũng làm ảnh hưởng đến phần mềm.

Kỹ năng học hỏi: Để trở thành một tester chuyên nghiệp bạn sẽ luôn biết cách sáng tạo và làm giàu kiến thức cho mình từ việc học hỏi. Bạn có thể học hỏi từ đồng nghiệp , học từ cấp trên, học từ việc đọc thêm sách báo, mạng, các diễn đàn về kiểm thử và công nghệ thông tin để hội nhập với thời đại phát triển công nghệ mới, với các tình huống và các lĩnh vực khác nhau.

Kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng làm việc theo nhóm mang đến sự kết nối dễ dàng của các tester trong cùng một nhóm làm việc. Khi các thành viên trong nhóm biết cách chia sẻ và đóng góp ý kiến thì hiệu suất công việc diễn ra tốt hơn mang lại kết quả làm việc tích cực nhất cho nhóm.

Kỹ năng cẩn thận và tỉ mỉ, nhạy bén: Kiểm thử là công việc bới lông tìm vết vì thế bạn ko bỏ qua lỗi dù là nhỏ nhất hay ko được đốt cháy giai đoạn nếu không chỉ cần một giai đoạn trong hệ thống bị lỗi quá trình kiểm thử sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.

Kỹ năng tiếng Anh: Tiếng anh sẽ là một lợi thế rất lớn đối với những bạn đang theo ngành kiểm thử vì như bạn thấy công nghệ thông tin sử dụng ngôn ngữ rất nhiều đến tiếng anh vì thế biết tiếng anh bạn sẽ hiểu phần mềm nhiều hơn. Ngoài ra biết tiếng anh bạn sẽ được tham gia vào các dự án nước ngoài hoặc Join vào các công ty nước ngoài.

Công việc nào cũng thế muốn thành công bạn cần phải bỏ ra thời gian công sức, tiền bạc, không có bất cứ ai khi mới bắt đầu đã ở vạch đích hoặc ở vị trí mà mình mong muốn Tester cũng thế. Nếu như bạn xây dựng nền tảng ở vị trí Junior tester chắc chắn thì mình tin rằng bước đi của bạn lên các vị trí Senior hay leader sẽ thành công. Vì vậy bạn phải nắm rõ Junior tester là gì hiểu được công việc nó phải làm những gì và những kỹ năng cần có là gì.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone