Trang chủ » Kiến thức » Làm sao để cân bằng giữa công việc Tester và cuộc sống cá nhân?

Làm sao để cân bằng giữa công việc Tester và cuộc sống cá nhân?

Admin

Nếu như bạn là một người đang hoặc có định theo nghề Tester thì vấn đề Làm sao để cân bằng giữa công việc tester và cuộc sống cá nhân sẽ là điều cần quan tâm và cải thiện. Cùng tham khảo ngay những thông tin dưới đây của chúng tôi nhé!

Lam sao de can bang giua cong viec Tester va cuoc song ca nhan

Tìm hiểu về công việc Tester

Tester hiện nay là một công việc phổ biến được nhiều người biết đến. Trước khi tìm hiểu cách cân bằng giữa công việc này và cuộc sống, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công việc này nhé!

Công việc của Tester là gì? 

Tester là người chịu trách nhiệm cho việc kiểm định, thử nghiệm một sản phẩm mới, một đặc tính mới hoặc chất lượng của một dự án.

Công việc chính của một tester là đảm bảo chất lượng cho phần mềm thông qua việc kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.

Công việc của Tester sẽ đi đôi với đội phát triển phần mềm để đem sản phẩm đến tay khách hàng hoàn thiện nhất.

Tester thường chia ra làm 2 hướng công việc chính là Manual test và Automation test.

  • Manual testing: là công việc thử nghiệm một phần mềm được làm bằng tay hoàn toàn bởi người Tester. 

Công việc này được thực hiện nhằm phát hiện lỗi trong các phần mềm đang được phát triển. Nói một cách khác thì đây là việc kiểm thử hoàn toàn thủ công do bạn thực hiện test trên hệ thống

Công việc Manual Testing bạn vẫn có thể hoàn toàn làm được mà không cần biết đến code.

  • Automation testing: là việc viết code để thực hiện việc kiểm tra một cách tự động. Lúc này phần lớn thời gian Tester sẽ làm việc với code như một developer.

Người làm công việc automation này không cần thiết phải nắm sâu về các kiến thức test manual.

Thay vào đó họ cần phải biết rõ về các frameworks và automation tools, đồng thời có thể làm việc được trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java,  AutoIT,C#, Python, C++ tùy theo từng dự án.

Yêu cầu đối với công việc Tester

can bang giua cong viec tester va cuoc song ca nhan

Tester cũng giống như bất kỳ ngành nào trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điều đầu tiên là cần có một nền tảng căn bản kiến thức công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó là phải biết các khái niệm như chất lượng phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, có kiến thức về software testing và nắm vững quy trình phát triển phần mềm, quy trình kiểm thử. 

Các kiến thức về kiểm thử như:

  • Create a Test Plan: là cách viết test plan và các thành phần cần có trong một test plan cơ bản.
  • Design Test case: Cách tạo và viết một testcase thông dụng.
  • Test Design Techniques: Kỹ thuật thiết kế testcase để giúp cho testcase tối ưu và hiệu quả hơn.
  • Test reporting, Daily status report: Cách viết báo cáo kết quả test của mình.
  • Defect management: Logging defects, Finding defects, Tracking and managing defects: Cách báo cáo và quản lý một bug cũng như dùng tools tracking thông dụng như Jira, Bugzilla, Mantis, Application Lifecycle Management (ALM).
  • Mobile application testing (Android, iOS, Windows Phone): Cách cài đặt và test ứng dụng mobile, cách để giả lập trên máy tính thiết bị điện thoại.
  • Windows, Website testing & Tools support: Cách test một ứng dụng desktop, một trang web và giả lập các trình duyệt khác nhau trên máy tính.
  • Risk based testing process and implementation: Kiến thức về đánh giá rủi ro trong kiểm thử. Đây là phần kiến thức nâng cao tuy nhiên Tester cũng nên tìm hiểu qua.
  • Coding: HTML, SQL, CSS.

Làm sao để cân bằng giữa công việc tester và cuộc sống cá nhân?

Có thể nói Tester – một công việc trong ngành Công nghệ thông tin có nhiều thú vị, hấp dẫn song cũng không thể phủ nhận công việc này nhiều áp lực.

Đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với việc không biết phải cân bằng giữ công việc và cuộc sống cá nhân như thế nào.

Dưới đây là một số những bí quyết giải đáp cho bạn về Làm sao để cân bằng giữa công việc tester và cuộc sống cá nhân mà bạn có thể tham khảo thực hiện cho cuộc sống của mình nhé!

1.Thiết lập To do list theo thứ tự ưu tiên và thực hiện đúng

Chúng ta chỉ có 24 giờ một ngày và lượng công việc mỗi ngày cần làm là rất nhiều, nếu không có cách sắp xếp thời gian hợp lý thì thời gian sẽ trôi qua lãng phí mà bạn luôn cảm thấy “chưa làm được gì” đã hết một ngày.

Không quản lý tốt thời gian cũng sẽ dẫn đến mất cân bằng cho cuộc sống khi công việc chưa hoàn thành được mà cũng không có thời gian dành cho bản thân, gia đình.

Giải pháp cho vấn đề này đầu tiên là bạn nên liệt kê hết các đầu việc cần phải làm trong ngày ra theo dạng To Do List, việc này nên được thực hiện vào tối hôm trước khi bạn chuẩn bị ngủ để hôm sau dậy sẽ không cảm thấy hoang mang nhé!

Sau đó bạn tiến hành thiết lập thứ tự ưu tiên cho các đầu việc, sẽ có các công việc quan trọng nhất cần đặt lên đầu tiên và cần thực hiện xong rồi mới đến các công việc khác.

Khi đã có danh sách này rồi bạn chỉ cần bắt tay vào thực hiện theo nguyên tắc: Kỷ luật với bản thân và tuân thủ nghiêm ngặt với các thời gian biểu đã đặt ra để đảm bảo kết quả công việc cũng như đời sống cá nhân đều được như ý.

Hiện nay trên smartphone cũng có rất nhiều ứng dụng, công cụ hỗ trợ việc lên kế hoạch và nhắc nhở bạn thực hiện theo mà bạn có thể tham khảo nhé! 

2.Chia sẻ kế hoạch và nguyện vọng với sếp và đồng nghiệp

can bang cuoc song

Bạn có thể thẳng thắn chia sẻ với sếp và đồng nghiệp khi khối lượng công việc quá nhiều hay phải làm thêm giờ bất hợp lý, hay có thể trao đổi để làm vào một khung giờ bạn cố gắng sắp xếp được.

Ví dụ như bạn có những công việc cần làm sau 8 giờ, những lịch trình đã định hay những khung giờ cần dành cho bản thân và gia đình thì việc chia sẻ với sếp và đồng nghiệp để thay đổi, giải quyết thay đổi ca làm cho nhau sẽ là một cách hữu hiệu giúp bạn cân bằng giữa công việc tester và cuộc sống cá nhân

3.Kết hợp và lồng ghép linh hoạt các công việc tương tự, liên quan đến nhau

Trong quá trình thực hiện hóa danh sách công việc của mình, thì sẽ có những đầu việc giống nhau mà bạn có thể lồng ghép, kết hợp được với nhau, giúp tối ưu thời gian thực hiện.

Tuân thủ theo To do list nhưng cũng cần có sự linh hoạt, tóm các đầu việc liên quan với nhau sẽ tiết kiệm thời gian thực hiện hơn.

Từ đó giúp bạn có thêm thời gian để dành cho những việc khác bên cạnh công việc Tester của mình!

4.Tận dụng sự hỗ trợ của các công cụ làm việc, thiết bị di động

Không thể phủ nhận rằng các thiết bị di động đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để linh hoạt làm việc mọi lúc mọi nơi thay vì càn bàn làm việc tại công ty.

Các thiết bị với khả năng lưu trữ và đồng bộ thông tin sẽ giúp bạn đồng bộ các dữ liệu làm việc của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.

Các phương tiện này cũng giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian khi kết nối với mọi người, bạn có thể thông qua chúng để dành thời gian cho gia đình và những người thân yêu với những lời hỏi thăm…

Tuy nhiên cũng không nên làm dụng các thiết bị này, bạn cũng lên đặt giới hạn cho những khoảng thời gian online giải trí và dành thời gian thực cho bản thân và gia đình.

5.Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Cuối cùng, đời sống tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách Làm sao để cân bằng giữa công việc tester và cuộc sống cá nhân? Chỉ cần bạn cố gắng giữ cho mình thái độ lạc quan, vui vẻ, bạn sẽ luôn biết bình tĩnh xem xét lại các vấn đề mà mình chưa giải quyết được, từ đó bắt tay và sửa chữa và lên kế hoạch để thực hiện các mục tiêu tiếp theo.

Nếu năm bắt được các cách làm trên, chắc chắn bạn sẽ không còn phải lo sợ trước những áp lực của công việc Tester và dành thời gian cho cuộc sống cá nhân của mình!

Mong rằng những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu hơn về công việc Tester cũng như giải đáp những thắc mắc về việc Làm sao để cân bằng giữa công việc tester và cuộc sống cá nhân?. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với công việc Tester thì có thể tham khảo ngay Khóa học Tester cho người mới bắt đầu của chúng tôi nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone