Trang chủ » Kiến thức » Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu đến nâng cao 2023

Lộ trình học tester cho người mới bắt đầu đến nâng cao 2023

Admin

Tổng quan về nghề Tester

Tester là gì?

Người kiểm thử phần mềm – Tester có vai trò không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo ứng dụng mới được phát triển tuân thủ theo tiêu chuẩn và mục đích đã đề ra. Đồng thời phối hợp với các bộ phận khác để có được kết quả như mong muốn.

Tester làm gì?

Công việc của người kiểm thử phần mềm rất đa dạng. Tuy nhiên, vai trò chính của họ là liên tục kiểm tra để phát hiện ra bất cứ lỗi nào. Trong đó, các Tester sẽ phải thực hiện nhiều bài kiểm thử ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời phát triển phần mềm. Cụ thể:

  • Thu thập và ghi lại cả quy trình kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động.
  • Thực hiện các bài kiểm thử, kết quả phân tích và báo cáo về bất kỳ vấn đề bất thường nào.
  • Đảm bảo thực hiện kiểm thử trong tất cả các giai đoạn của SDLC – Thiết kế, phát triển, kiểm tra, phát hành và bảo trì. 
  • Phân tích và xem xét các thông số kỹ thuật của hệ thống. 
  • Báo cáo các vấn đề kỹ thuật và lỗi được tìm thấy trong quá trình kiểm thử.
  • Thực hiện kiểm thử hồi quy bất cứ khi nào có thay đổi đối với code. 
  • Cộng tác với nhà phát triển và các thành viên khác trong nhóm.
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm tổng thể.

tổng quan về tester

Kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành Tester

Tester cần trang bị những kiến thức gì?

Người kiểm thử phần mềm cần trang bị kiến thức kỹ thuật phù hợp về tất cả các quy trình và sản phẩm liên quan:

  • Kiến thức cơ bản về SQL: Hệ thống phần mềm có một lượng đáng kể dữ liệu được lưu trữ dưới dạng MySQL và các hệ thống khác. Do đó có kiến thức cơ bản về SQL/ Cơ sở dữ liệu là điều vô cùng cần thiết. Mục đích là để xác minh, kiểm tra xem dữ liệu thích hợp có được lưu trữ trong chương trình phụ trợ hay không.
  • Các hệ điều hành: Sự hiểu biết về hệ điều hành là bắt buộc đối với người kiểm thử phần mềm. Họ sẽ được yêu cầu tạo môi trường và thực thi các trường hợp kiểm thử. Do đó có kiến thức liên quan sẽ giúp cho nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, hầu hết các ứng dụng và dự án đều được tạo trong môi trường Linux. Vì vậy việc làm quen với các nguyên tắc cơ bản của các lệnh, hoạt động của Linux hay các quy trình kiểm thử, kiểm thử hiệu suất… lại càng trở nên quan trọng hơn.
  • Kinh nghiệm thực hành với các công cụ quản lý, theo dõi lỗi và tự động: Những kiến thức này là khía cạnh chính khác của việc trở thành người kiểm thử phần mềm. Được trang bị các kỹ thuật và công cụ quản lý kiểm thử phù hợp sẽ giúp bạn quản lý các dự án khác nhau. Đặc biệt sẽ dễ dàng tìm ra lỗi tiềm ẩn mà nhiều khi khó phát hiện theo cách thông thường. Sau khi làm người kiểm thử thủ công, bạn cần phải thành thạo một số công cụ tự động để trở thành người kiểm thử tự động tiềm năng. Bên cạnh đó, theo dõi lỗi và vòng đời cũng là những khía cạnh quan trọng khác của kiểm thử phần mềm.

Các kỹ năng cần thiết của một Tester

  • Kỹ năng phân tích logic để có được những hiểu biết chuyên sâu.
  • Kỹ năng giao tiếp để trao đổi hiệu quả với khách hàng, với thành viên trong nhóm.
  • Kỹ năng quản lý thời gian để sắp xếp kế hoạch công việc, cải thiện hiệu suất tổng thể.
  • Kỹ năng làm việc độc lập sẽ giúp các Tester rèn luyện khả năng thực hiện nhiệm vụ từ khi phát triển sản phẩm đến khi hoàn thành. Đặc biệt thái độ làm việc chủ động sẽ cho phép bạn đi đầu để giải quyết các vấn đề.
  • Niềm đam mê cho phép đạt được những điều tuyệt vời bằng cách kích thích sự tò mò đối với sự đổi mới và những khám phá mang tính đột phá.

Mức lương của Tester

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong thế giới kỹ thuật số, nhu cầu và quy mô thị trường của người kiểm thử phần mềm đang có xu hướng tăng và hứa hẹn sẽ còn bùng nổ hơn. Điều đó đã mang đến rất nhiều cơ hội cho những Tester tài năng. 

Hiện tại, mức lương của nhân viên kiểm thử phần mềm dao động từ 7 đến 23 triệu đồng/ tháng. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Trong đó gồm có vị trí của công việc, số năm kinh nghiệm, kỹ năng, loại hình tổ chức… Như vậy, mức lương trung bình cho một người kiểm thử phần mềm sẽ rơi vào khoảng 180 triệu mỗi năm.

>>> Xem thêm: Khảo sát lương Tester mới nhất

Tương lai phát triển

Thực tế đã chứng minh lĩnh vực kỹ thuật số đang phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn. Chính điều đó đã mang đến vô vàn cơ hội cho những người kiểm thử phần mềm trong việc phát triển sự nghiệp. Nhất là khi đây là một trong những nghề đang rất khát nhân lực. Vì vậy, các Tester có thể chọn lĩnh vực quan tâm để phát triển với lộ trình thăng tiến như sau:

  • Nhà phân tích QA (Fresher) 
  • Chuyên viên phân tích QA (2-3 năm)
  • Điều phối viên nhóm QA (5 đến 6 năm) 
  • Quản lý kiểm thử (7 đến 10 năm) 
  • Quản lý kiểm thử cấp cao (Hơn 10 năm) 

Làm thế nào để trở thành Tester?

Người kiểm thử phần mềm được coi là một trong những lựa chọn nghề nghiệp sinh lợi và được nhiều công ty công nghệ săn đón. Để trở thành một người kiểm thử phần mềm thành công, họ phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản. Trong đó bao gồm giáo dục và đào tạo phù hợp:

  • Bằng cấp phù hợp: Một người kiểm thử phần mềm có tham vọng nên bắt đầu hành trình của mình bằng cách đảm bảo họ có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực liên quan. Đơn cử như: Khoa học máy tính, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin… Mặc dù không bắt buộc phải có bằng cấp tiêu chuẩn nào đó. Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn sải cánh trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.  
  • Có kinh nghiệm trong ngành: Tích lũy một số kinh nghiệm sẽ là bước tiếp theo trên con đường trở thành người kiểm thử phần mềm. Bởi vì nó sẽ giúp CV của bạn được chú ý hơn với tư cách là một ứng cử viên giàu tiềm năng.
  • Được chứng nhận: Mặc dù không có bằng cấp phù hợp, bạn vẫn có thể chuyển đổi nghề nghiệp bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn. Lấy hoặc kết hợp các chứng chỉ kiểm thử phần mềm sẽ giúp bạn theo đuổi sự nghiệp, ngay cả khi không có bằng cấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện nay, có rất nhiều khóa học Tester để bạn có thể trau dồi kỹ năng. Đây chính là cơ hội giúp bạn có được công việc mơ ước của mình.

Lộ trình khóa học Tester từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Tester cho người mới bắt đầu

khóa học tester cho người mới bắt đầu

Ai nên tham gia khóa học

  • Khóa học này phù hợp với các bạn yêu thích công nghệ thông tin nhưng không muốn chuyên sâu vào lập trình.
  • Sinh viên CNTT hoặc trái ngành: sư phạm, ngân hàng, kế toán, viễn thông …. có mong muốn trở thành tester chuyên nghiệp.
  • Khóa học Tester cho người mới bắt đầu, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm
  • Những chuyên viên kiểm thử phần mềm muốn nâng cao kiến thức
  • Người đi làm ở các lĩnh vực khác muốn tìm thử thách công việc mới để phát triển bản thân.

Nội dung khóa học

Khóa học rất chi tiết, dễ dàng, hướng dẫn từng bước, phù hợp với người mới bắt đầu.

Buổi 1: 

  • Con đường để trở thành Tester chuyên nghiệp
  • Quy trình sản xuất phần mềm
  • Quy trình kiểm thử phần mềm

Buổi 2:

  • Các thuật ngữ ngành IT
  • Các mô hình sản xuất phần mềm phổ biến nhất

Buổi 3:

  • Các phương pháp kiểm thử phần mềm
  • Làm bài tập và thực hành

Buổi 4:

  • Chữa bài tập thực hành
  • Các giai đoạn trong kiểm thử phần mềm
  • Thuật ngữ chuyên dùng trong kiểm thử

Buổi 5:

  • Phân tích yêu cầu, hướng dẫn viết Q&A
  • Cách viết test case hiệu quả
  • Bài tập viết test case cho Website

Buổi 6 +7:

  • Thực hành viết test case cho Website
  • Chữa bài tập cho từng học viên
  • Bài tập viết test case cho Website

Buổi 8:

  • Hướng dẫn viết test case cho Mobile
  • Thực hành viết test case cho Mobile
  • Bài tập viết test case cho Mobile

Buổi 9:

  • Thực hành viết test case cho mobile
  • Chữa bài tập cho từng học viên
  • Bài tập viết test case cho Mobile

Buổi 10

  • Tìm hiểu về SQL, Database, Server….
  • Thực hành và bài tập về SQL

Buổi 11:

  • Thực hành SQL
  • Viết CV tester tiếng anh, tiếng việt và chia sẻ kinh nghiệm
  • Thực hành SQL + viết test case

Buổi 12:

  • Hướng dẫn cách log bug lên Jira
  • Thực hiện test dự án thật theo test case
  • Chữa bài tập log bug cho từng học viên

Buổi 13:

  • Hướng dẫn viết test case bằng tiếng anh
  • Chia sẻ kinh nghiệm làm Tester hiệu quả
  • Bài tập viết test case bằng tiếng anh

Buổi 14:

  • Các khái niệm cơ bản về API
  • Thực hành test API sử dụng Postman
  • Tổng kết khóa học

Kết quả sau khóa học

  • Học viên sẽ nắm được các nguyên tắc cơ bản về kiểm thử phần mềm từ lập kế hoạch, các phương pháp thực hiện, test case…
  • Nắm được chi tiết vòng đời phát triển phần mềm.
  • Tự tin với các kỹ năng kiểm thử được rèn luyện thông qua những bài tập thực hành có tính thực tế cao.
  • Hiểu sâu hơn về các phương pháp kiểm thử phần mềm với các công cụ kiểm thử thủ công được áp dụng trong ngành.
  • Các phương pháp kiểm thử và cách sử dụng thời gian thực của chúng trong các dự án ở các giai đoạn khác nhau.
  • Sử dụng các câu truy vấn cơ bản trong Oracle, MySQL…
  • Sử dụng được các công cụ kiểm thử tự động về mặt chức năng, kiểm thử hiệu năng một cách sơ đẳng.
  • Có khả năng viết test case một cách hiệu quả bằng Tiếng Anh và tiếng Việt.
  • Kỹ năng tìm kiếm lỗi và sử dụng tool quản lý bug JIRA.
  • Dễ dàng vượt qua các bài phỏng vấn và có được một công việc mơ ước.

>>> Đăng ký ngay: Khóa học Tester cho người mới bắt đầu

Khóa học Tester nâng cao

Khóa học Tester nâng cao

Ai nên tham gia khóa học?

  • Các chuyên viên kiểm thử phần mềm có trên 4 tháng kinh nghiệm.
  • Những bạn muốn hoàn thiện kỹ năng, nâng cao chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

Nội dung khóa học

Buổi 1:

  • Giới thiệu về khóa học.
  • Kỹ thuật kiểm thử hộp đen trong dự án.

Buổi 2: Kỹ thuật decision table cơ bản.

Buổi 3: Kỹ thuật decision table nâng cao cho các dự án đặc thù.

Buổi 4: Phân tích thiết kế test case dựa vào usecase và user story.

Buổi 5: Luyện tập chữa bài kỹ thuật kiểm thử hộp đen.

Buổi 6

  • Tạo và quản lý tài liệu RTM.
  • Hướng dẫn cách viết test case hiệu quả và các lỗi cần tránh.
  • Hướng dẫn cách review test case.

Buổi 7: Các kỹ thuật dựa vào kinh nghiệm người dùng.

  • Đoán lỗi sau khi review scripts.
  • Test bảo mật.

Buổi 8:

  • Hướng dẫn cách tương tác với khách hàng.
  • Các kỹ năng cần thiết để trao đổi với khách hàng.
  • Cách làm rõ yêu cầu của dự án.
  • Các kỹ thuật dùng trong phân tích requirement.
  • Cách tạo tài liệu SRS.

Buổi 9: Thực hành phân tích requirement trong một số dự án cụ thể.

Buổi 10: Chữa bài

  • Thực hành phân tích requirement.
  • Tạo tài liệu SRS.
  • Tổng kết khóa học.

Các bài tập thực hành trong khóa học

  • Bài tập thực hành trên hệ thống elearning, bán vé máy bay.
  • Các bài tập ecommerce, elearning.
  • Bài tập đặc thù: đặt vé, rẽ nhánh điều kiện.
  • Bài tập quản lý thông báo trên website.
  • Bài tập thực hành trên các scripts để đoán và test bảo mật.
  • Bài tập thực hành: hệ thống quản trị người dùng.
  • Hệ thống quản lý báo cáo.

Kết quả sau khóa học

  • Nâng cao hiệu quả làm việc, đặc biệt là những dự án khó, những dự án thường xuyên phải trao đổi trực tiếp với khách hàng.
  • Kỹ năng phân tích yêu cầu, quản lý công việc hiệu quả, theo dõi quy trình thực hiện.
  • Nâng cao kỹ năng kiểm thử đối với những dự án khó, giai đoạn nước rút, tình huống bất ngờ trong quá trình test.
  • Kỹ năng quản lý team, làm việc hiệu quả…

>>> Đăng ký ngay: Khóa học Tester nâng cao 

Khóa học phân tích nghiệp vụ chuyên nghiệp (Business Analysis – BA)

Ai nên tham gia khóa học?

  • Các nhà phân tích kinh doanh đầy khát vọng bao gồm: sinh viên mới tốt nghiệp và những người muốn tìm kiếm thử thách nghề nghiệp.
  • Các nhà phân tích kinh doanh mới muốn cải thiện kỹ năng của họ.
  • Các vị trí khác đang thực hiện nhiệm vụ phân tích kinh doanh như trưởng phòng và trưởng dự án.

Nội dung khóa học

Buổi 1:

  • Giới thiệu về phân tích nghiệp vụ.
  • Con đường để trở thành BA chuyên nghiệp.

Buổi 2

  • Thu thập và phân tích yêu cầu.
  • Bài tập thực hành.

Buổi 3:

  • Thực hành thu thập và phân tích yêu cầu.
  • Chữa bài tập.

Buổi 4:

  • Đặc tả và thực hiện yêu cầu.
  • Thực hành.

Buổi 5:

  • Thiết kế giao diện và nguyên mẫu.
  • Bài tập thực hành.

Buổi 6

  • Thực hành thiết kế giao diện và nguyên mẫu.
  • Chữa bài tập thực hành.

Buổi 7:

  • Thực hành đặc tả yêu cầu.
  • Chữa bài tập thực hành.

Buổi 8:

  • Quản lý yêu cầu.
  • Chia sẻ kinh nghiệm đi làm thực tế.

Buổi 9:

  • Phân tích nghiệp vụ theo phương pháp Agile.
  • Bài tập thực hành về nhà.

Buổi 10:

  • Thực hành phân tích nghiệp vụ theo phương pháp Agile.
  • Chữa bài tập thực hành.
  • Bài tập thực hành về nhà.

Buổi 11:

  • Thực hành dự án.
  • Chữa bài tập thực hành cho từng học viên.

Buổi 12:

  • Tổng kết khóa học.
  • Hướng dẫn làm CV phỏng vấn.
  • Chia sẻ kinh nghiệm.

Kết quả sau khóa học

  • Hiểu được các khái niệm về Business Analyst, họ làm gì và làm như thế nào.
  • Sử dụng 6 kỹ thuật để phân tích các dự án Waterfall, Agile truyền thống.
  • Cách bắt đầu một dự án bằng cách tạo môi trường kinh doanh phù hợp với mục tiêu.
  • Hiểu những điều cơ bản về các yêu cầu của dự án và các kỹ thuật phổ biến được sử dụng để thu thập các thông tin chi tiết từ các bên liên quan.
  • Có được cái nhìn tổng quan về về các mô hình khác nhau để hiểu tài liệu dự án.
  • Viết tài liệu đặc tả yêu cầu bao gồm phân loại, suy ra, ưu tiên và xác nhận.

>>> Đăng ký ngay: Khóa học phân tích nghiệp vụ chuyên nghiệp – Business Analysis

Khóa học Tester – Kiểm thử hiệu năng Jmeter

JMeter là một công cụ tự động hóa kiểm thử hiệu năng và kiểm thử tải mã nguồn mở mở rộng, được sử dụng rộng rãi trong ngành CNTT.

Hầu hết các tổ chức hàng đầu đều sử dụng JMeter vì nó có thể dễ dàng tích hợp với các API khác như SOAP / REST, Selenium, cơ sở dữ liệu JDBC để đo hiệu năng của ứng dụng.

kiểm thử hiệu năng sử dụng jmeter

Ai nên tham gia khóa học?

  • Người kiểm thử thủ công.
  • Người kiểm thử tự động muốn nâng cao kiến thức.
  • Các bạn đang làm Tester, Comtor, Dev muốn chuyển sang làm automation.
  • Các bạn IT muốn chuyển sang làm Automation Test
  • Các bạn sinh viên năm 3,4 muốn chuẩn bị kiến thức về Automation.
  • Nhân viên đang là việc trong các lĩnh vực sản xuất phần mềm.

Điều kiện tham gia khóa học

  • Các nguyên tắc cơ bản của kiểm thử phần mềm.
  • Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình Java.
  • Kiến thức về Test editor.
  • Thực hiện chương trình.

Nội dung khóa học

Buổi 1:

  • Tổng quan về Automation.
  • Tổng quan về kiểm thử hiệu năng.
  • Hướng dẫn cài đặt, sử dụng Jmeter.

Buổi 2:

  • Tổng quan về Jmeter: Test plan, Thread group, Samplers, Listeners.
  • Tìm hiểu về tham số hóa.
  • Tìm hiểu về các yếu tố khác nhau.
  • Thực hành.

Buổi 3:

  • Hướng dẫn thực hành test API.
  • Thực hành.

Buổi 4:

  • Hướng dẫn thực hiện test sử dụng để đọc giá trị từ file CSV.
  • Cấu hình CSV data set config.
  • Thực hành.

Buổi 5

  • So sánh kết quả mong muốn với kết quả trả về sử dụng Response Assertion.

Buổi 6:

  • Trích xuất dữ liệu từ phản hồi của server sử dụng Regular Expression Extractor.
  • Thực hành.

Buổi 7:

  • Tìm hiểu về Json.
  • Lấy giá trị từ chuỗi Json.
  • Viết script test.
  • Thực hành.

Buổi 8:

  • Tìm hiểu về Functional Helper.
  • Thực hành.

Buổi 9: Hướng dẫn và thực hành viết scripts.

Buổi 10

  • Hướng dẫn test script.
  • Hướng dẫn cách Recording.
  • Thực hiện test trên web mà Mobile.

Buổi 11:

  • Tìm hiểu về Remote testing.
  • Thực hành.

Buổi 12:

  • Tìm hiểu về Non UI mode.
  • Thực hành.

Buổi 13:

  • Tìm hiểu về Report Analysis.
  • Thực hành.

Buổi 14:

  • Ôn tập chương trình học.
  • Thực hành.
  • Tổng kết khóa học.

Kết quả sau khóa học

  • Hiểu tầm quan trọng của kiểm thử hiệu năng và các công cụ.
  • Có được kiến ​​thức về lập kế hoạch kiểm thử.
  • Thực hiện các hoạch kiểm thử khác nhau.
  • Biết về các tính năng và hoạt động của JMeter.
  • Hiểu vai trò của Listeners và tầm quan trọng của họ.
  • Tạo biến người dùng và sử dụng các hàm JMeter.
  • Hiểu các thành phần của JMeter như: logic controllers, samplers, and assertions…
  • Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về kiểm thử và điều chỉnh hiệu năng.
  • Có được kiến ​​thức về cách theo dõi hiệu năng ứng dụng với các tải đã cho.
  • Tìm hiểu cách thêm plugin JMeter.
  • Hiểu cách chạy nhiều tập lệnh với JMeter.

>>> Đăng ký ngay: Khóa học kiểm thử hiệu năng Jmeter

Khóa học luyện thi chứng chỉ ISTQB

istqb

  • Đây là chứng chỉ mà bất kỳ ai cũng đều có thể đạt được.
  • Chứng chỉ có 3 cấp độ: Foundation, Advanced và Expert Level. Chứng chỉ ISTQB Foundation Level không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.
  • Đây là chứng chỉ kiểm thử phần mềm được công nhận rộng rãi và phát triển nhanh nhất trên thế giới.
  • Chứng chỉ ISTQB giúp bạn đủ điều kiện để có được công việc kiểm thử ở bất kỳ đâu trên thế giới này. 
  • Chứng chỉ ISTQB có giá trị vô thời hạn, khác hẳn chứng chỉ CSTP.

Khóa học Tester – kiểm thử API sử dụng công cụ POSTMAN

khóa học kiểm thử api

Postman là một công cụ mạnh mẽ được sử dụng để kiểm thử các dịch vụ web và API. Nó cho phép tạo một requirement với phương thức và tham số HTTP được yêu cầu, gửi và kiểm tra kết quả.

Khóa học này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ Postman để tìm lỗi và giúp phát triển API hiệu quả. Tạo requirement và xây dựng quy trình công việc đơn giản. Ngoài ra, nó sẽ chỉ cho bạn cách thiết lập các bộ kiểm thử có thể được sử dụng lại để kiểm thử hồi quy khi một dự án phát triển.

Kết thúc khóa học, bạn sẽ có thể viết các bài kiểm thử API tự động và nắm rõ cách kiểm thử một API. Bạn sẽ biết cách sử dụng Postman khi bạn làm việc với các API ở nhiều trường hợp khác nhau và sẽ tự tin vào khả năng của mình để tham gia vào việc tạo ra các API chất lượng cao.

Làm thế nào để đăng ký tham gia khóa học?

Bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học theo các hình thức sau:

Câu hỏi thường gặp – FAQS

Khi tham gia khóa học Tester có được tham gia vào dự án thực tế không?

Trung tâm áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến với việc xây dựng tỷ lệ vàng cả khóa học: 30% lý thuyết – 70% thực hành, chỉ học các kiến thức căn bản và tập trung đa số thời gian cho thực hành.

Học xong có được giới thiệu việc làm không?

Hiện tại và tương lai trung tâm vẫn đang liên kết với một số công ty và các học viên đã và đang làm tại các công ty nằm trong top các công ty về phần mềm và ứng dụng như: FPTSoftware, Viettel, CMC, Misa, TinhVan, LG, Interpol Vietnam, VCCor, Gi-Soft, Luvina, Aladin, Hàng Hải Việt Nam, DTTS, Hanel, Nashtech, MB bank, NoPowerup,…

Các chương trình ưu đãi khác khi đăng ký khóa học Tester?

Tặng khóa học Automation sử dụng tool Jmeter
Giảm 200k/người khi đăng ký học theo nhóm 2 người trở lên.
Giảm 300k/người khi đăng ký học theo nhóm từ 5 người trở lên

Trung tâm có cho học thử không?

Với slogan: “Đất có tốt cây mới lớn mạnh”. Trước khi đào tạo được học viên thì trung tâm phải lựa chọn xây dựng đội ngũ giảng viên vững kiến thức, giàu thực tế, tận tâm với nghề và phương pháp giảng dạy phù hợp, tính ứng dụng cao. Chính vì vậy trung tâm không áp dụng hình thức học thử với sự tự tin có thể kiến tạo nhiều kiến thức bổ ích nhất dành cho học viên

Các khóa học Tester có khai giảng liên tục không?

Các lớp học được mở liên tục hằng tháng với nhiều lịch học linh hoạt.

Chưa biết gì về ngành CNTT liệu có theo học Tester được hay không?

Khóa học Tester cho người mới bắt đầu phù hợp với mọi đối tượng, mọi ngành nghề. Bất kể bạn là sinh viên CNTT mới ra trường chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành nhưng có mong muốn được thử thách trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm đều có thể tham gia khóa học

5/5 - (11 bình chọn)
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone