Trang chủ » Kiến thức » Tìm hiểu về mô hình MVC và cách thức hoạt động

Tìm hiểu về mô hình MVC và cách thức hoạt động

Admin

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của mô hình MVC trong nhiều dự án thiết kế, lập trình web, ứng dụng hay phần mềm. Vậy mô hình MVC là gì? Nó gồm những thành phần nào và cách thức hoạt động ra sao cùng ưu nhược điểm. Tất cả những vấn đề này sẽ được Daotaotester.com giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

mo hinh MVC

Mô hình mvc là gì

  • MVC là viết tắt của cụm từ Model View Controller là mô hình thiết kế hay kiến trúc phần mềm được áp dụng trong kỹ thuật phần mềm. Đây là mô hình thiết kế trong ngôn ngữ lập trình Smalltalk-76 được tiến sĩ Trygve Reenskaug viết năm 1970 tại trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto (PARC). Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, phát triển, vận hành và bảo trò hệ thống hay phần mềm.
  • Là mô hình phân bố source code thành 3 phần, mỗi phần có nhiệm vụ riêng biệt và độc lập với các thành phần khác. Mô hình MVC giúp các nhà thiết kế, lập trình web xử lý các yêu cầu kỹ thuật cùng hoàn thiện sản phẩm dễ dàng và nhanh hơn.
  • Mô hình MVC hoạt động tốt với lập trình hướng đối tượng. Bởi các mô hình, khung hình cùng bộ điều khiển khác nhau được xem là đối tượng và chúng lại được dùng trong một ứng dụng. Hiện nay, mô hình được dùng nhiều trong lập trình web cụ thể là xây dựng khá nhiều PHP Framework.
  • Để phát triển giao diện người dùng trong lập trình web thì các nhà phát triển đã sử dụng mô hình MVC. Nó cung cấp các thành phần cơ bản để thiết kế một chương trình cho máy tính, thiết bị di động cùng các ứng dụng web.

mo hinh MVC

Các thành phần trong MVC và cách chúng tương tác

Trong Mô hình MVC gồm có 3 thành phần chính bên trong với những nhiệm vụ riêng biệt:

Model

Đây là thành phần với chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng. Có vai trò tạo cầu nối giữa 2 bộ phận còn lại gồm View và Controller. Nó được thể hiện dưới hình thức là một CSDL hay file XML bình thường. Phần này bao gồm các Class hay funcition với khả năng xử lý các nghiệp vụ: kết nối database, thêm hay xóa hoặc sửa dữ liệu, truy vấn dữ liệu,…

View

Bộ phận này được áp dụng cho tất cả các logic UI của ứng dụng với nhiệm vụ hiển thị thông tin và tương tác với người dùng. Nó là nơi chứa tất cả các đối tượng GUI: textbox, images, menu,… View là tập hợp các form hoặc file HTML. Các ứng dụng web áp dụng nó như một thành phần của hệ thống hoặc thành phần HTML được tạo. Ngoài ra, thành phần này còn ghi nhận hoạt động của người dùng để tương tác với Controller

Controller

Là bộ phận với chức năng xử lý những yêu cầu của người dùng đưa đến từ View. Bao gồm các class hay funcition có khả nằng xử lý các nghiệp vụ logic. Để từ đó lấy dữ liệu phù hợp đúng những thông tin cần thiết dựa trên các nghiệp vụ lớp Model cung cấp và hiển thị các dữ liệu đó cho người dùng.

mo hinh MVC

Sự tương tác giữa các thành phần trong MVC

  • Trước tiên, Controller tương tác với View và lấy các hình ảnh, nút bấm hoặc hiển thị các dữ liệu được đưa ra từ Controller để người dùng có thể quan sát và thao tác dễ dàng. Sự tương tác này cũng có thể có thể những dữ liệu nằm ngoài Model. Tại đây thì nó có chức năng hiển thị đơn thuần như các hình ảnh và nút bấm mà thôi.
  • Ngoài ra Controller còn tương tác với Model là luồng xử lý khi Controller tiếp nhận các yêu cầu và tham số Input ở người dùng. Lúc này Controller sẽ dùng những Class hay Funcition có trong Model để lấy những dữ liệu chuẩn xác nhất mà người dùng cần.
  • View và Model không tương tác trực tiếp mà thông qua Controller. Tuy vậy 2 yếu tố này vẫn có thể tương tác nhưng chỉ đảm nhận nhiệm vụ hiển thị vùng dữ liệu tĩnh trên website như block slidebar.

mo hinh MVC

Mô hình MVC hoạt động như thế nào?

Ứng dụng vào các dự án Website thì luồng xử lý của mô hình MVC trong Java, PHP,… nói riêng và mô hình MVC nói chúng được vận hành với quy trình sau:

mo hinh MVC

  • Bước 1: Người dùng sẽ gửi các HTTP Request (yêu cầu) thông qua một Browser của trình duyệt web bất kỳ gồm: Firefox, Chrome hay IE. Yêu cầu này có thể được đính kèm các dữ liệu nhập đến Controller để xử lý. Khi đó yêu cầu xác định Controller xử lý được dựa trên bộ Routing điều hướng.
  • Bước 2: Khi Controller nhận được yêu cầu gửi tới từ người dùng thì thành phần này sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem HTTP Request có cần lấy dữ liệu từ Model không? Nếu cần thì nó sẽ dùng class/ function cần thiết có trong model và trả về kết quả. Tiếp đó Controller sẽ tiến hành xử lý các giá trị đó rồi đưa đến View để hiển thị. Lúc này thì Controller sẽ làm nhiệm vụ xác định các view tương ứng để hiển thị theo đúng yêu cầu của người dùng.
  • Bước 3: Sau khi View nhận được dữ liệu từ Controller thì nó sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các thành phần hiển thị gồm: hình ảnh, thông tin dữ liệu,… Tiếp đó trả về GUI content để Controller đưa ra kết quả và hiển thị trên màn hình Browser.
  • Bước 4: Tại đây Browser sẽ nhận được giá trị kết quả trả về rồi hiển thị với người dùng. Đồng thời kết thúc quá trình vận hành của mô hình.

Ưu, nhược điểm của mô hình MVC

mo hinh MVC

Ưu điểm

Những lợi ích mà mô hình MVC trong PHP, Java, C#, Laravel, Java swing mang lại gồm:

  • Load nhanh, tối ưu lượng băng thông (bandwith): Vì mô hình không dùng viewstate nên sẽ giúp tiết kiệm băng thông tối đa cho website. Người dùng có thẻ dùng ứng dụng trên web cần tương tác để gửi và nhân dữ liệu liên tục. Điều này cũng giúp giảm băng thông cho website vận hành tốt và ổn định hơn.
  • Kiểm tra dễ dàng: Với MVC thì bạn có thể dễ dàng thực hiện các công việc: kiểm tra, rà soát lỗi phần mềm trước khi đưa tới tay người tiêu dùng. Điều này giúp đảm bảo chất lượng và độ uy tín cho sản phẩm cao hơn.
  • Bộ control ưu việt: Ở các nền tảng website thì ngôn ngữ lập trình: CSS, HTML, JavaScript có vai trò rất quan trọng. Áp dụng mô hình này thì bạn sẽ có được bộ Control ưu việt trên nền tảng ngôn ngữ hiện đại với đa dạng hình thức.
  • View và size: Thành phần View được biết đến là nơi dùng để lưu trữ dữ liệu. Khi có yêu cầu được thực hiện thì kích thước file sẽ lớn ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền mạng. Sử dụng MVC đóng vai trò tối ưu băng thông và giải quyết vấn đề này.
  • Chức năng SOC (Separation of Concern): cho phép bạn phân loại rõ ràng các thành phần: model, View, Database,… giúp quản lý và kiểm soát dễ dàng.
  • Tính kết hợp: MVC giúp các lập trình viên code thoải mái trên nền tảng web và làm máy chủ được giảm tải đáng kể.
  • Kết cấu đơn giản: Mô hình có cấu trúc tương đối đơn giản nên phù hợp với mọi đối tượng sử dụng để lập trình website hoặc các ứng dụng.
  • MVC hỗ trợ TTD (test-driven development) giúp bạn tạo một ứng dụng với unit test và viết các won test case.
  • Có thể chia nhiều developer làm việc cùng một lúc và công việc của các nhà phát triển không hề bị ảnh hưởng.
  • Dễ dàng duy trì ứng dụng vì chúng hoàn toàn độc lập với nhau.
  • Phiên bản mới nhất của MVC hỗ trợ thiết kế responsive website mặc định cùng các mẫu cho thiết bị di động. Bạn có thể tạo công cụ View của riêng mình với cú pháp đơn giản hơn nhiều.

mo hinh MVC

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên thì mô hình MVC cũng có những hạn chế nhất định như:

  • MVC phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp chuyên về website hoặc dự án lớn bởi nó khá là cồng kềnh. Quy trình xây dựng tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian để nghiên cứu nếu muốn áp dụng đúng đắn.
  • Mất nhiều thời gian và công sức để quản lý, tổ chức file.
  • Không thể Preview các trang như ASP.NET.
  • Khá khó khăn khi triển khai.

mo hinh MVC

Qua những nội dung đã trình bày chi tiết ở trên thì bạn đọc đã hiểu rõ hơn về mô hình MVC. Từ đó biết cách áp dụng MVC vào trong quá trình thiết kế, lập trình web hay ứng dụng hoặc phần mềm. Nếu bạn có điều gì cần giải đáp thì hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

4.5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone