Trang chủ » Kiến thức » Pairwise là gì? Tìm hiểu các thông tin có liên quan tới công cụ kiểm thử theo cặp pairwise

Pairwise là gì? Tìm hiểu các thông tin có liên quan tới công cụ kiểm thử theo cặp pairwise

Admin

Bạn cho rằng việc kiểm thử đơn giản khi chỉ cần đưa giá trị đầu vào và xác minh lại dữ liệu đầu ra nếu như quá trình kiểm thử chưa cho kết quả đúng theo kế hoạch. Nhưng thực tế, quá trình này sẽ không bao giờ đơn giản đến vậy bởi bạn khó có thể xác định được đầu vào và đầu ra

Đặc biệt với các phần mềm hoặc dự án lớn thì trường hợp kiểm thử sẽ tồn tại nhiều trạng thái do đó các yếu tố khi này sẽ phụ thuộc vào giá trị đầu vào, yếu tố môi trường, trạng thái chuyển đổi……. Nhưng quá trình trên sẽ trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn nếu bạn sử dụng Pairwise. Vậy Pairwise là gì? Kiểm thử với Pairwise đem tới lợi ích gì? Hãy cùng theo dõi các thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Pairwise Testing la gi

Pairwise là gì?

Pairwise hay còn được gọi là phương pháp kiểm thử All – Pairs đây là kỹ thuật kiểm thử hộp đen theo phương pháp tổ hợp và chúng thường được sử dụng để test sự rời rạc của các thành phần có trong phần mềm.

Hiểu đơn giản hơn thì Pairwise testing cũng là 1 trong những phương pháp kiểm thử dựa trên hệ thống P&C trong đó bao gồm kiểm thử hệ thống hoặc ứng dụng bất kỳ với các cặp tham số đầu vào trong hệ thống. Thêm vào đó mọi tham số rời rạc tồn tại trong ứng dụng cũng đều có thể được kiểm tra khi bạn sử dụng Pairwise testing. Đặc biệt nếu bạn kiểm thử bằng công cụ thông thường thì khó có thể phát hiện ra các yếu tố rời rạc này nhưng nếu bạn sử dụng Pairwise testing thì quá trình test trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.

Ví dụ:

Trong 1 phần mềm có 10 dữ liệu đầu vào ( 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9) kèm theo đó là Listbox, Checkbox, Radio Button, Textbox và OK button, cần cài đặt 10 dữ liệu này trên hệ thống thì khi sử dụng Pairwise testing sẽ mặc định có 10^10 dữ liệu đầu vào sẽ được hệ thống kiểm tra. Nếu hộp văn bản sẽ nhận các giá trị từ 0 – 100 thì các trường hợp sau đây có thể xảy ra:

  • Listbox nhận có thể nhận các dữ liệu 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
  • Hộp kiểm Checkbox có thể Checked/ Unchecked
  • Textbox có thể nhận giá trị từ 0 – 100.
  • Radio có thể trong trạng thái ON/ OFF

Nếu kiểm thử theo phương pháp truyền thống bạn sẽ có 10*2*2*100 = 4000.

Vậy các trường hợp kiểm thử có thể giảm nếu sử dụng Pairwise testing hay không?

Giả sử Listbox có giá trị = 0 và các dữ liệu khác cũng có giá trị không dương cũng không âm. Khi này các giá trị đang tồn tại trong Checkbox và Radio Button sẽ không bị thay đổi, chính vì vậy các giá trị này có thể kết hợp với nhau trong trạng thái ON or OFF. Bên cạnh đó dữ liệu trong Text Box có thể tồn tại dưới dạng số nguyên, số nguyên không hợp lệ hoặc ký tự Alpha.

=>  2*2*2*3 = 24 sẽ là các trường hợp sử dụng Software test technique có thể xảy ra.

Nhưng bạn vẫn có thể giảm số lượng các trường hợp có thể xảy ra trên theo phương pháp kiểm thử All – Paris. Các bước thực hiện như sau:

  • Sắp xếp lại vị trí của các dữ liệu sao cho biến đầu vào là biến có giá trị lớn nhất và biến cuối cùng là biến có giá trị thấp nhất.
  • Lần lượt điền giá trị vào các cột có trong văn bản. Trong trường hợp này List box có thể tồn tại 2 giá trị khác nhau.
  • Tiếp theo sẽ đến dãy giá trị mà check box có thể nhận được. Cũng giống với List box, check box trong trường hợp này cũng có thể nhận về 2 giá trị. Chính vì thế trong khi thực hiện bạn cần đảm bảo rằng 2 vùng dữ liệu này có khả năng kết hợp với nhau.
  • Kiểm thử tiếp với Radio button, kết quả thu về sẽ giống với bảng sau:
Text BoxList BoxCheck BoxRadio Button
Valid Int0checkON
Valid IntothersuncheckOFF
Invalid Int0checkON
Invalid IntothersuncheckOFF
AlphaSpecialCharacter0checkON
AlphaSpecialCharacterothersuncheckOFF

Như vậy với cách thực hiện All – Pairs này bạn có thể thấy số lượng test case cần thực hiện sẽ giảm xuống chỉ còn 6 test case.

Sau khi tìm hiểu xong về khái niệm Pairwise, vậy bạn đã biết mục tiêu của kiểm thử với Pairwise là gì? Lợi ích đem tới ra sao? Cùng theo dõi phần tiếp dưới đây nhé!

Mục tiêu của kiểm thử Pairwise

  • Kiểm tra các giá trị theo cặp và kiểm tra vùng dữ liệu có trong phần mềm để xem hiệu suất của ứng dụng đó hoạt động thực sự ổn định hay chưa?
  • Kiểm thử các giá trị đầu vào và giá trị đầu ra từ đó xác định đâu là phạm vi kiểm thử hiệu quả nhất.
  • Kiểm thử với Pairwise sẽ giúp công sức và thời gian rút ngắn hơn so với các cách kiểm thử thông thường.
  • Bộ tự động hóa các công cụ kiểm thử được tối ưu hơn.
  • Tốc độ hoàn thành dự án nhanh hơn với hiệu quả cao hơn.
Pairwise Testing la gi
Pairwise Testing

Lợi ích của kiểm thử Pairwise

  • Kết hợp cùng lúc nhiều giá trị đầu vào, do đó kiểm thử với Pairwise sẽ giúp tiết kiệm thời gian kiểm thử.
  • Phạm vi của kiểm thử không hề bị thay đổi cho dù số lượng test case giảm xuống đáng kể khi thực hiện test Pairwise.
  • Kiểm thử với Pairwise trong dự án hoặc lĩnh vực bất kỳ nào đó, việc này đồng nghĩa với Pairwise có thể áp dụng đối với y tế, nông nghiệp, công nghiệp…..
  • Tìm ra lỗi không thể bỏ qua trong hệ thống.
  • Giúp hiệu quả tối ưu hơn, giúp giảm thời gian thiết kế test case.

Nên sử dụng Pairwise Test khi nào?

Thực tế, trong quá trình kiểm thử với Pairwise sẽ có tới 60 – 95% thất bại đều do việc tương tác giữa các giá trị chưa có sự kết hợp với nhau. Nếu bạn kiểm thử Pairwise 2 chiều thì có thể lỗi sẽ được tìm ra nhanh chóng hơn. Chính vì thế, bạn chỉ nên sử dụng Pairwise testing trong trường hợp sau đây:

  • Giá trị biến đầu vào khác nhau cũng như có quá nhiều giá trị tham số đang tồn tại trong dự án.
  • Nếu không thể kiểm thử dự án 1 cách toàn diện thì hãy sử dụng Pairwise, đặc biệt là khi ứng dụng đang trong trạng thái quan trọng.
  • Nếu ứng dụng có thể áp dụng cho automation.

Cách thực hiện Pairwise Testing

Thông thường đối với mỗi dự án khác nhau sẽ có cách thực hiện Pairwise Testing khác nhau, tuy nhiên bạn vẫn cần đảm bảo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định các giá trị dữ liệu đầu vào có trong dự án.

Bước 2: Xác định đâu là giá trị biến lớn nhất và giá trị biến nhỏ nhất để có sự sắp xếp cho phù hợp.

Bước 3: Tìm ra sự kết hợp giữa các giá trị đó sao cho sao cho chúng phù hợp với giá trị dữ liệu nhỏ nhất có đã tìm ra ở bước 1 và bước 2.

Bước 4: Xác định giá trị của biến phù hợp với ma trận có trong bảng dữ liệu.

Bước 5: Chọn các giá trị bạn cho là hợp lệ để bắt đầu quá trình kiểm thử.

Các công cụ thực hiện Pairwise Test

Bạn có thể thực hiện Pairwise Testing nhanh và hiệu quả hơn nếu có sự hỗ trợ từ các công cụ. Các công cụ này sẽ giúp cho quá trình thiết kế test case trở nên dễ dàng hơn. Các công cụ đó có thể kể tới:

  • PICT – Công cụ kiểm thử Pairwise được phát hành bởi Microsoft Copt.
  • IBM FOCUS – Giúp hợp nhất các chức năng được phát triển bởi IBM.
  • ACTS – Phần mềm kiểm tra giá trị dữ liệu nâng cao, do cơ quan chính phủ NIST cung cấp.
  • Hexawise – Giúp nhanh chóng tạo các bài kiểm thử automation giảm đi lượng dữ liệu mã hóa. Bên cạnh đó sử dụng công cụ này nếu bạn muốn có kịch bản kiểm thử hoàn hảo hơn.
  • Jenny – Là phương pháp kiểm thử quy hồi và cũng giúp việc Pairwise Test trở nên đơn giản hơn khi chúng có thể giúp các tính năng kết hợp với nhau từ đó giúp hạn chế kết hợp tính năng không phù hợp.
  • VPTag – Sử dụng trong kiểm thử Pairwise với thuật toán Tai – Lei sẽ giúp kiểm tra giá trị đầu vào để loại đi những trường hợp kiểm thử không hợp lệ.
Pairwise Testing la gi

Ưu và nhược điểm của Pairwise là gì?

Ưu điểm

  • Kiểm thử với Pairwise sẽ giúp giảm số lần kiểm thử trong các trường hợp kiểm thử.
  • Sử dụng Pairwise có thể làm phạm vi kiểm thử tăng tới 100%
  • Nhanh chóng phát hiện lỗi.
  • Pairwise testing sẽ giúp rút ngắn quá trình hoàn thành bộ thử nghiệm.
  • Chi phí cho 1 dự án sẽ giảm nếu bạn kiểm thử bằng công cụ Pairwise.
  • Có nhiều tool support giúp cho việc thực hiện automation trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm

  • Nếu các biến trong hệ thống chưa thực sự phù hợp và ăn khớp với nhau thì sử dụng Pairwise testing sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Pairwise testing có thể bỏ lỡ 1 vài thông tin quan trọng trong khi lựa chọn dữ liệu thử nghiệm.
  • Nếu biến không được kết hợp chính xác thì kiểm thử Pairwise sẽ không mang lại lợi ích gì.
  • Cơ hội phát hiện lỗi sẽ giảm nếu dữ liệu kết hợp bị bỏ sót.
  • Khó có thể phát hiện ra lỗi end – back khi thực hiện kiểm thử này.
Pairwise Testing la gi

Trong quá trình kiểm thử ứng dụng, phần mềm bạn cần phải xem xét các trường hợp có thể xảy ra nếu thực hiện theo phương pháp Pairwise Test. Đặc biệt kiểm thử theo phương pháp này sẽ giúp cho hiệu suất được tối ưu mà không làm ảnh hưởng tới phạm vi kiểm thử. Mong rằng thông tin trên là hữu ích tới bạn giúp bạn hiểu hơn về Pairwise là gì và những lợi ích chúng mang lại. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone