Trang chủ » Kiến thức » Beta Tester là gì? Sự khác biệt giữa kiểm thử Beta và Alpha

Beta Tester là gì? Sự khác biệt giữa kiểm thử Beta và Alpha

Admin

Kiểm thử là giai đoạn không thể thiếu trong khi phát triển phần mềm sản phẩm, Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì các loại kiểm thử cũng sẽ có yêu cầu khác nhau. Vậy làm sao để nhanh chóng xác định lỗi thông qua phản hồi của khách hàng về sản phẩm. Đó chính là phương pháp kiểm thử với Beta Tester, vậy Beta Tester là gì? Chúng có khác biệt gì so với Alpha Tester?

Hiện nay, phương pháp kiểm thử với Beta Tester đang dần được phổ biến nhưng vẫn nhiều người chưa thực sự hiểu về Beta Tester là gì và những lợi ích khi thực hiện kiểm thử với chúng. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp có trong bài viết dưới đây của Daotaotester.com nhé!

Beta tester la gi

Beta Tester là gì?

Beta Tester là giai đoạn kiểm thử cuối cùng được thực hiện bởi nhóm khách hàng hoặc người dùng bên ngoài khác với các bộ phận thực hiện dự án hoặc nhóm nhân viên của công ty.

Hiểu đơn giản hơn thì kiểm thử với Beta Tester là phương pháp kiểm thử do người dùng mục tiêu thực hiện nhằm đánh giá sự ổn định và hiệu suất hoạt động của sản phẩm phần mềm.

Thông thường trong mỗi dự án phần mềm sẽ đều được kiểm thử bởi bộ phận tester chuyên nghiệp để giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất khi phát hành ra thị trường nhưng thực tế quá trình kiểm thử không thể kiểm thử sản phẩm với 1 môi trường duy nhất. Chính vì thế, phương pháp kiểm thử với Beta sẽ giúp công ty khắc phục hạn chế này, có thể sử dụng chúng để test trên nhiều thiết bị khác nhau để nhanh chóng giải quyết lỗi trước khi sản phẩm được giao đến khách hàng.

Mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau để chọn ra nhóm kiểm thử beta phù hợp nhất. Có thể công ty sẽ trực tiếp mời nhóm khách hàng bên ngoài để test trước phiên bản ứng dụng hoặc cũng có thể phát hành phần mềm công khai tạm thời đến nhóm người dùng bất kỳ……. Việc khắc phục lỗi hoặc vấn đề hiệu suất khi thực hiện Beta Tester sẽ tiết kiệm được chi phí cho dự án bởi đa số các lỗi sẽ được fix lại trước thời gian phát hành.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ quy định nào liên quan tới hình thức kiểm thử Beta hoặc quy trình kiểm thử này. Bởi trong thực tế cách thực hiện Beta Tester sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu kiểm thử, nhưng bạn vẫn lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Sản phẩm kiểm thử với Beta luôn trong trạng thái “Tính năng hoàn chỉnh” ( sản phẩm này phải được phát triển với đầy đủ các tính năng theo đúng kế hoạch ban đầu).
  • Sản phẩm được vận hành ổn định và nhóm thực thi dự án luôn sẵn sàng để đối mặt với các vấn đề lỗi có thể xảy ra.
  • Người thực hiện kiểm thử phải là người hiểu rõ mục tiêu của sản phẩm.
Beta tester la gi

Sau khi tìm hiểu về Beta tester là gì? Vậy bạn đã biết lợi ích chúng đem tới khi phát triển dự án phần mềm hay chưa? Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo dưới đây của chúng tôi nhé!

Lợi ích khi kiểm thử với beta tester

Bạn muốn tạo sản phẩm và đưa ra thị trường sản phẩm với chất lượng tốt nhất, khắc phục được những hạn chế của đối thủ nhưng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như bạn không thông qua phần kiểm thử Beta.

Theo khảo sát có tơis 35% công ty thất bại bởi không quan tâm tới nhu cầu thực sự của người dùng, 20% vấn đề liên quan tới đối thủ cạnh tranh, 8% liên quan với lỗi sản phẩm và 15% còn lại liên quan tới giá cả. Do đó, thực hiện kiểm thử beta trước khi vận hành sản phẩm trên thị trường sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra các vấn đề lỗi và khắc phục chúng trước khi đưa ra thị trường.

Không những vậy, kiểm thử beta còn đem tới 1 vài ưu điểm sau:

  • Tạo Buzz trước khi sản phẩm được ra mắt trên thị trường.
  • Cập nhật các thông tin về người dùng dựa trên mục tiêu phát triển,
  • Đưa ra các lợi ích mà sản phẩm đem tới từ đó hiểu hơn về mong muốn của khách hàng.
  • Tiếp thị, quảng cáo và định vị sản phẩm trên thị trường dựa vào hiệu suất hoạt động và đánh giá phản hồi.
  • Sớm xác định vấn đề đang gặp phải để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nhất.

Mục tiêu thực hiện kiểm thử với beta tester

Để tạo ra phần mềm với kết quả tốt nhất với kiểm thử beta thì mục tiêu hướng tới khi thực hiện Beta Tester là gì? Để sản phẩm được tạo ra với kết quả thành công thì bạn cần nắm rõ các mục tiêu sau:

  • Đánh giá và thu thập toàn bộ ý kiến của người dùng cuối cùng dành cho sản phẩm phần mềm.
  • Được sử dụng với nhóm khách hàng khác nhau do đó lý do sử dụng sản phẩm cũng khác nhau nhưng vẫn phục vụ cho mục tiêu thu thập ý kiến người dùng về tính năng phần mềm, khả năng hoạt động và quá trình cài đặt/gỡ cài đặt có xảy lỗi không?
loi ich Beta tester la gi
  • Xác định khả năng tương thích của phần mềm với các thiết bị khác nhau thông qua nhiều cách test trên trình duyệt, hệ điều hành hoặc trên các thiết bị.
  • Xác định lỗi tiềm ẩn trong sản phẩm trước khi phát hành ra thị trường.

Các loại kiểm thử với beta tester

Closed Beta Testing và Open Beta Testing

Với Closed Beta Testing chỉ được phát hành cho nhóm người trực tiếp tham gia kiểm thử tính năng của chúng nhưng sẽ giới hạn số lượng người tham gia.

Bên cạnh đó Open Beta Testing không hạn chế số lượng tham gia và cần đăng ký nếu muốn kiểm thử với công cụ này. Đây là loại kiểm thử phù hợp khi bạn muốn thu thập ý kiến đánh giá của người dùng thông qua quá trình tương tác của họ trong phần mềm.

Tuy cơ chế hoạt động mở hơn so với Closed Beta Testing nhưng khi lựa chọn Open Beta Testing bạn sẽ rất khó để có thể phân tích kết quả khi kiểm thử với phương pháp này đặc biệt khi số lượng người tham gia quá lớn.

Technical Beta Testing

Thông thường để thực hiện kiểm thử với Technical Beta Testing sẽ phải thực hiện bởi nhóm người có kiến thức chuyên sâu liên quan tới công nghệ do đó chúng thường được bộ phận trong dự án đảm nhiệm.

Mục tiêu khi của Technical Beta Testing là giúp phát hiện các lỗi phức tạp trong phần mềm từ đó cung cấp báo cáo kiểm thử cho bộ phận có liên quan. Ngoài việc hiểu biết về công nghệ thì nhóm người thực hiện phương pháp kiểm thử này còn luôn sẵn sàng đối diện với các vấn đề khó khăn xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Beta tester la gi

Focus Beta Testing

Chỉ kiểm thử Focus Beta Testing khi muốn xác định các vấn đề có liên quan tới tính năng của sản phẩm, từ đó xử lý cải tiến trước khi phát hành ra thị trường.

Marketing Beta Testing

Nếu bạn muốn nhận được nhiều sự chú ý từ truyền thông thì Marketing Beta Testing là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn và nhóm bạn đang tham gia. Không những thế phương pháp này còn giúp bạn đánh giá lại kênh tiếp thị.

Bên cạnh đó sử dụng Marketing Beta Testing cũng là biện pháp tốt nhất để bạn hiểu hơn về phản ứng của người dùng đối với sản phẩm phần mềm đó. Ví dụ điển hình là mạng xã hội Instagram chúng được phát triển và hoạt động dựa vào Marketing Beta Testing của Meta.

Những điều kiện cần đáp ứng trước khi thực hiện kiểm thử với Beta Tester

Bên cạnh việc hiểu về Beta Tester là gì thì để thực hiện tốt các công việc liên quan tới phương pháp kiểm thử này bạn cũng dựa vào điều kiện test cơ bản. Cũng tương tự với quy trình kiểm thử khác, với Beta Tester bạn cũng cần lên kế hoạch rõ ràng, để có chiến lược phát triển cụ thể hãy dựa vào các thông tin dưới đây:

Beta tester la gi

Xác định rõ các mục tiêu

Trước tiên để có thể thực hiện kiểm thử thành công với beta tester thì bạn cần phải xác định rõ mục tiêu của kiểm thử beta tester là gì? Bạn đang muốn tester thông tin gì trong sản phẩm? Sản phẩm đó đã có người dùng hay luồng tính năng hay chưa?

Dựa vào những mục tiêu cơ bản trên bạn sẽ dễ dàng xác định được loại thử nghiệm beta thích hợp cũng như phạm vi kiểm thử an toàn.

Tìm người tham gia kiểm thử

Tìm người dùng cuối cùng hoặc khách hàng tham gia kiểm thử là vấn đề khá lớn đối với dự án thực hiện kiểm thử Beta Tester. Bạn cần tìm những người có nền tảng kiến thức về công nghệ hoặc có đôi chút hiểu biết về lĩnh vực này và hơn hết là hội tụ đủ các kỹ năng cần thiết để có thể sử dụng sản phẩm phần mềm của nhóm bạn.

Đa số kiểm thử với beta tester thất bại là do quá trình lựa chọn người tham gia chưa hợp lý. Do đó để lựa chọn đúng đủ số người tham gia bạn cần dựa vào chi phí, phạm vi , thời gian và đối tượng mục tiêu. Về đối tượng mục tiêu bạn không nên dựa vào ý kiến của bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp bởi có thể những đánh giá từ những người này sẽ có tỉ lệ trung thực thấp.

Chính vì thế, để tìm kiếm người tham gia kiểm thử khách quan nhất thì bạn có thể dựa vào:

  • Danh sách người dùng trong mail: Bạn có thể gửi lời mới tới người dùng tiềm năng để kiểm thử sản phẩm phần mềm hoặc những người đã đăng ký email của dự án. Tại đây hãy đưa ra danh sách dựa vào mức độ tương tác và tiếp cận của người dùng đang đăng ký hoạt động.
  • Tìm kiếm thông qua các sự kiện cộng đồng được tổ chức thường niên
  • Tìm kiếm trên nền tảng mạng xã hội trong hội nhóm hoặc các phương tiện truyền thông khác. Bạn có thể mời khách hàng tham gia bằng cách đăng ký vào email hoặc dựa vào link truy cập riêng.
  • Trên các diễn đàn như TestMyApp, Startups hoặc các website dành riêng cho kiểm thử với Beta như BetaList, Beta Family, BetaBound….
Beta tester la gi

Xác định thời gian kiểm thử

Xác định thời gian rõ ràng không quá dài hoặc quá ngắn làm ảnh hưởng chung tới kết quả của dự án. Bạn có thể xác định dựa trên kế hoạch, mục tiêu đã lên trước đó hoặc thời gian cụ thể dựa vào số ngày tối thiểu dành cho việc thu thập ý kiến người dùng trước khi hoàn thành kiểm thử với Beta.

Viết các dữ liệu có liên quan

Với bất kỳ phương pháp kiểm thử nào thì đều cần viết các dữ liệu có liên quan tới cách sử dụng sản phẩm hoặc cách cài đặt sản phẩm. Phần hướng dẫn phải được viết 1 cách chi tiết không sử dụng các từ ngữ chuyên ngành hoặc ký hiệu gây khó khăn cho việc đọc hiểu của người dùng sau này.

Đặc biệt khách hàng kiểm thử có thể truy cập vào phần hướng dẫn bất kỳ lúc nào.

Ra mắt sản phẩm ( Chia sẻ kết quả)

Nếu sản phẩm phần mềm đang gặp sự cố thì tốt hơn hết bạn nên thông báo tới nhóm người dùng trước khi bắt đầu kiểm thử với Beta tester. Việc thông báo này sẽ giúp họ biết trước các thông tin cũng như hiểu hơn về sản phẩm mình đang tham gia.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chia sẻ kết quả cụ thể với các bộ phận có liên quan như QA, bộ phận thiết kế, quản lý dự án……

Thu thập và đánh giá các thông tin

Tuy những đánh giá của người dùng sẽ được cập nhật tự động khi sử dụng cơ chế tích hợp trong quá trình gửi báo cáo với các thông tin có liên quan. Tuy nhiên việc tạo nhóm liên lạc giữa người tham gia thử nghiệm và nhóm bộ phận thực thi dự án là việc quan trọng giúp cập nhật nhanh những phản hồi của người dùng về tính năng sản phẩm cũng như những chi tiết cần thay đổi trong phần thiết kế.

Sử dụng thêm các công cụ để kiểm thử Beta Tester

Trong quá trình kiểm thử với Beta tester nói riêng và các phương pháp kiểm thử khác thì thu thập ý kiến, phản hồi, đo lường hiệu suất, ghi lỗi gặp phải là điều không tránh khỏi. Nhưng nếu bạn sử dụng thêm các công cụ kiểm thử thì quá trình trên sẽ trở nên tối ưu hơn. Các công cụ bạn có thể sử dụng với kiểm thử Beta như Buglife, Instabug, Bugsee…..

Beta tester la gi

Phân biệt sự khác nhau giữa Beta tester và Alpha tester

Sự khác biệt về khái niệm

Alpha TesterBeta Tester
Người thực hiện kiểm thử thường là nhân viên nội bộ của công ty hoặc doanh nghiệp Thường được thực hiện bởi chính khách hàng của dự án hoặc người sử dụng sản phẩm cuối cùng
Được thực hiện trực tiếp trong website tại nhà phát triểnThực hiện tại chính địa điểm của người dùng hoặc khách hàng
Giai đoạn kiểm thử đầu tiên để xác nhận với khách hàng Thuộc giai đoạn thứ 2 trong quá trình kiểm thử
Chỉ kiểm thử độ tin cậy, không kiểm thử chuyên sâu với Alpha Kiểm tra độ bảo mật, độ bền, độ tin cậy trong khi kiểm thử
Kiểm thử với white box hoặc black boxChỉ kiểm thử với black box
Phải được thực hiện trong môi trường thí nghiệm hoặc môi trường thử nghiệm Kiểm thử không yêu cầu môi trường chỉ xảy ra trong môi trường thực khi sản phẩm được giao đến tay khách hàng
Thời gian kiểm thử dài ngày Kiểm thử chỉ kéo dài tối đa là vài tuần
Sẽ xử lý ngay lập tức đối với lỗi xảy ra trong phần mềmĐa số các vấn đề trong quá trình kiểm ra phiên bản sẽ thu thập và giải quyết trong phiên bản cập nhật trong tương lai
Doanh nghiệp sẽ trực tiếp xác định lại chế độ xem và việc vận hành sản phẩmSản phẩm thành công sẽ dựa vào phần trăm phản hồi thực tế của người dùng

Sự khác nhau về mục đích

Alpha TesterBeta Tester
Là kiểm thử sẽ đánh giá về chất lượng của sản phẩm phần mềmMục tiêu kiểm thử để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm
Luôn sẵn sàng để phát hành bản BetaSản phẩm luôn sẵn sàng vận hành
Chỉ tìm kiếm lỗi xảy raTập trung vào phản hồi và đánh giá của người dùng
Sản phẩm đã hoạt động ổn định hay chưa?Khách hàng có hài lòng với sản phẩm không?

Tố chất để trở thành Beta Tester chuyên nghiệp

Để làm tốt công việc cũng như theo đổi định hướng trong lĩnh vực Beta tester thì bạn cần tìm ra cho mình lộ trình học tập phù hợp, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ thực tế sau:

Hiểu rõ về phần mềm cần thực hiện

Nếu bạn chưa có sự chuẩn bị về đặc tính cũng như tính năng cơ bản của phần mềm thì bạn không thể nào thu thập được những đánh giá chính xác. Vì vậy, đối với nhân viên Beta Tester luôn đặt mình vào vị trí của người dùng để trải nghiệm cũng như tương tác với sản phẩm phần mềm. Với quá trình lặp lại như vậy bạn sẽ nhanh chóng xác định được những lỗi đang xảy ra.

Đánh giá tổng quan về phần mềm

Người kiểm thử Beta tester sẽ phải đảm nhận toàn bộ trách nhiệm đánh giá và tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới tính năng của sản phẩm phần mềm. Nhưng không nên quá tập trung vào tình năng mà bỏ sót các lỗi nhỏ khác làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành của sản phẩm.

Beta tester la gi

Báo cáo các vấn đề lỗi đang xảy ra

Sau khi hoàn tất kiểm thử, bạn cần báo cáo chi tiết các lỗi đang gặp phải trong phần mềm. Phần báo cáo này sẽ chứa tất cả nội dung về lỗi, hình ảnh hoặc video……. Hoặc có thể đưa ra mô tả cụ thể khác để quá trình khắc phục xử lý trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Đề xuất các biện pháp khắc phục hiệu quả

Không ai hiểu các vấn đề lỗi hơn bộ phận Beta Tester, chính vì thế bộ phận này phải có trách nhiệm đưa ra các đề xuất, phương án giải quyết lỗi giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về chức năng cũng như giao diện.

Trong quá trình phát triển phần mềm, cho dù sản phẩm của bạn có hoàn thiện nhưng nếu khách hàng không thích thì đó vẫn được coi là phần mềm thất bại. Chính vì thế Beta testing ra đời để giúp bạn cập nhật lại những phản hồi đánh giá thực tế đó. Mong rằng những chia sẻ về khái niệm beta testing là gì cũng như các thông tin có liên quan tới loại kiểm thử này sẽ hữu ích cho công việc sắp tới của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone