Trang chủ » Kiến thức » Alpha testing là kiểm thử gì? Tất tần tật những điều Tester cần biết

Alpha testing là kiểm thử gì? Tất tần tật những điều Tester cần biết

Kiều Trịnh

Alpha testing là một trong những phương pháp kiểm thử xác thực được sử dụng rộng rãi nhằm đảm bảo chất lượng các phần mềm. Vậy quy trình test alpha sẽ gồm những giai đoạn nào và có điểm gì khác biệt so với thử nghiệm Beta? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây của Trung tâm Đào tạo Tester.

alpha testing

Kiểm thử alpha testing là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì đây là một quy trình kiểm thử nhằm xác định các vấn đề và lỗi có thể phát sinh khi phát triển sản phẩm. Điều này là không thể tránh khỏi và cần được sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng phần mềm. 

Alpha Testing sẽ được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ của công ty với một mục tiêu duy nhất. Đó là xác định các tác vụ mà người dùng có thể thực hiện để kiểm tra lỗi kỹ càng. Quá trình này sẽ được diễn ra từ khá sớm trước khi đến kiểm thử Beta. Vì vậy, nó mới có tên gọi là thử Alpha testing.

Thử nghiệm alpha testing là gì?

Mục tiêu của kiểm thử Alpha

Việc thực hiện kiểm thử alpha sẽ nhằm 2 mục đích chính, cụ thể:

  • Đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đến với cuộc thử nghiệm cuối cùng.
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát hành bản thử nghiệm Beta.
  • Kiểm tra hoạt động của phần mềm với các chức năng được đề xuất.
  • Tìm kiếm lỗi phát sinh để có giải pháp xử lý hiệu quả.
  • Mô phỏng người dùng thực dựa trên 2 kỹ thuật phổ biến Hộp trắng (white box) và Hộp đen (Black box).

Quy trình kiểm thử alpha testing

Qua trình kiểm thử Alpha sẽ được diễn ra theo một trình tự cụ thể các bước như sau:

  • Đầu tiên, tiếp nhận các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế cũng như các chức năng của phần mềm.
  • Thiết lập kế hoạch kiểm thử với từng tính năng của sản phẩm.
  • Thực hiện test trên nhiều môi trường, trong nhiều trường hợp để tìm ra lỗi. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
  • Báo cáo, log bug trên hệ thống quản lý để có phương án sửa chữa kịp thời.
  • Kiểm tra lại phần mềm sau khi được khắc phục các lỗi kể trên.

Quy trình thử nghiệm alpha testing

Như bạn đã thấy, quá trình thử nghiệm Alpha Testing được diễn ra tương tự các test case khác. Mục tiêu chính vẫn là tìm ra lỗi để khắc phục và hoàn thiện trước khi đưa đến tay khách hàng.

2 giai đoạn phát triển của Alpha testing

Để thực hiện kiểm thử Alpha testing, chúng ta sẽ cần trải qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Người thực hiện ở đây là các nhà phát triển nội bộ. Nhiệm vụ của họ là sử dụng các công cụ hoặc phần mềm test để kiểm thử. Lúc này, sẽ có khá nhiều lỗi được tìm thấy và tiến hành fix dần dần.
  • Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm thử bổ sung trong nhiều môi trường khác nhau. Bộ phận chịu trách nhiệm lúc này sẽ là các nhân viên QA phần mềm. Họ sẽ dùng các kỹ thuật kiểm thử hộp đen, hộp trắng để không bỏ sót bất cứ lỗi sai nào. Sau khi kết thúc, test report sẽ được gửi cho team lead để thẩm định. Cuối cùng là chuyển cho bộ phận phát triển phần mềm để sửa lỗi.

Các tiêu chuẩn đánh giá Alpha Testing

Để biết khi nào cần kiểm thử Alpha hoặc khi nào có thể kết thúc quá trình này, chúng ta sẽ dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.

Các tiêu chuẩn đánh giá Alpha Testing

Tiêu chuẩn đầu vào:

  • Có đủ tài liệu yêu cầu hoặc bản mô tả yêu cầu kinh doanh.
  • Liệt kê được các trường hợp kiểm tra cho tất cả yêu cầu sản phẩm.
  • Nhóm kiểm tra bao gồm các thành viên có kiến thức chuyên môn tốt.
  • Chuẩn bị môi trường Test Lap sẵn sàng.
  • Chuẩn bị xong bản dựng QA trước khi cần thực thi.
  • Có công cụ quản lý kiểm tra để báo cáo và ghi nhật ký lỗi một cách dễ dàng.
  • Mỗi yêu cầu về design sẽ có ít nhất 1 test case kiểm định và có thể sử dụng ma trận xác định nguồn gốc để quản lý. 

Tiêu chuẩn đầu ra:

  • Thử nghiệm với tất cả trường hợp đã được trải qua.
  • Bug đã được fix và đưa về trạng thái đóng (Close)
  • Hoàn thiện và gửi báo cáo tóm tắt quá trình kiểm thử phần mềm.
  • Đảm bảo hoàn thiện sản phẩm và không có thêm tính năng bổ sung nào được thêm vào. 
  • Tiến hành đăng ký thử nghiệm Alpha Testing. 

Đánh giá ưu nhược điểm của alpha testing

Alpha Testing cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Vì vậy, bạn sẽ dựa vào đó để biết được khi nào nên dùng, dùng trong trường hợp nào, các rủi ro có thể xảy ra là gì để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Đánh giá ưu nhược điểm của alpha testing

Về ưu điểm:

  • Được thực hiện bằng nhân viên nội bộ nên dễ dàng kiểm tra cũng như quản lý.
  • Hỗ trợ tìm kiếm các lỗi không tìm thấy trong các hoạt động thử nghiệm đã thực hiện trước đó.
  • Tìm thấy được các rủi ro có thể xảy ra khi phát triển phần mềm.
  • Tiết kiệm được kha khá chi phí khi sửa lỗi hoàn tất trước khi phát hành phiên bản beta.
  • Củng cố niềm tin nơi khách hàng cho một sản phẩm được bảo đảm về chất lượng.
  • Mô phỏng hầu hết hành vi của người dùng trong thời gian thực, cung cấp tài liệu đắt giá cho quá trình hoàn thiện sản phẩm.
  • Tiết kiệm thời gian khi kiểm tra lỗi ngay trong quá trình phát triển phần mềm.

Về nhược điểm

  • Không thực hiện kiểm thử trên tất cả chức năng của phần mềm vì quá trình này diễn ra trong giai đoạn sản phẩm đang phát triển.
  • Vẫn có thể bỏ sót một số lỗi khi ở giai đoạn cuối của phát triển sản phẩm.

Lợi ích của quá trình kiểm thử Alpha Testing

Alpha Testing không chỉ đơn giản là bước thử nghiệm, nó là bước quan trọng giúp định hình và cải thiện chất lượng sản phẩm phần mềm một cách đáng kể.

Việc xác định sớm các lỗi và vấn đề không chỉ là vấn đề của nhóm phát triển, mà còn là bảo đảm cho trải nghiệm cuối cùng của người dùng. Thử nghiệm alpha giúp loại bỏ những sự cố tiềm ẩn mà người dùng có thể gặp phải, đặt ra một nền tảng vững chắc trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Không chỉ dừng lại ở việc tìm lỗi, Alpha Testing còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tổng thể của phần mềm. Nó đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mà còn tạo ra trải nghiệm mượt mà và thú vị cho người dùng.

Và điều đáng kể là khía cạnh tiết kiệm chi phí. Bằng cách phát hiện và sửa chữa các vấn đề từ giai đoạn sớm, Alpha Testing giúp tránh được những chi phí lớn có thể phát sinh khi sự cố được phát hiện sau khi phần mềm đã ra mắt.

Nhưng hơn cả, Alpha Testing cung cấp một cơ hội quý báu để lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dùng. Điều này cho phép nhóm phát triển điều chỉnh và cải thiện sản phẩm dựa trên những đóng góp thực tế từ người dùng, tạo ra một sản phẩm cuối cùng mà người dùng thực sự cần và muốn sử dụng.

Cuối cùng, việc kiểm tra căng thẳng cũng là một phần quan trọng. Alpha Testing không chỉ đánh giá khả năng hoạt động của phần mềm trong điều kiện bình thường mà còn trong những tình huống căng thẳng, giúp chắc chắn rằng sản phẩm có thể hoạt động ổn định và hiệu quả trong mọi tình huống.

So sánh sự khác biệt giữa kiểm thử Alpha và Beta

Để hiểu rõ về kiểm thử Alpha và biết cách phân biệt với kiểm thử Beta, hãy xem ngay bảng so sánh dưới đây.

So sánh sự khác biệt giữa thử nghiệm Alpha và Beta

Tiêu chí so sánh Alpha Testing Beta Testing
Khái niệm Là kiểm thử được dùng để xác định lỗi trước khi phát hành sản phẩm. Kiểm thử phần mềm trong môi trường thực.
Người thực hiện Nhân viên nội bộ trong công ty như Tester/QA Người dùng thực
Nơi tiến hành Phòng thực nghiệm Không yêu cầu về môi trường thử nghiệm
Mục đích chính Đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi ra mắt công chúng, đến tay khách hàng. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời thu thập thông tin phản hồi của người dùng để cải tiến khi cần.
Thời gian kiểm thử Có thể cần đến một chu kỳ kiểm thử dài hoặc nhiều chu kỳ ngắn từ 1-2 tuần. Thử nghiệm được gói gọn trong vòng vài tuần, 1 chu kỳ có thể dài từ 4-6 tuần.
Số lượng thử nghiệm Nhiều chu kỳ 1-2 chu kỳ
Kỹ thuật kiểm thử Kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen Kiểm thử hộp đen là chủ yếu
Nội dung kiểm thử Chủ yếu test functionality, usability còn Reliability và Security thường chưa được test ở giai đoạn này. Kiểm thử tất cả yếu tố từ Functionality, Usability đến Reliability và Security 
Kết quả Lỗi có thể được khắc phục nhanh chóng, kịp thời khi vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Các vấn đề phát hiện ra thường sẽ được triển khai ở các phiên bản tiếp theo chứ không sửa trực tiếp trên bản gốc.

Tạm kết

Với nội dung được chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã hiểu phần nào về Alpha Testing. Đây là quy trình kiểm thử không thể thiếu trong quá trình phát triển sản phẩm. Alpha Test sẽ đảm bảo cho sản phẩm thực hiện đúng chức năng trước khi đến tay khách hàng. Đây cũng là tiền đề cho thử nghiệm Beta ở những công đoạn cuối cùng. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, vui lòng truy cập vào website của chúng tôi.

Những câu hỏi thường gặp về kiểm thử Alpha

1. Những hạn chế của thử nghiệm alpha là gì?

Quá trình kiểm thử Alpha testing không phải là một quá trình kiểm thử chuyên sâu từng yêu cầu của ứng dụng phần mềm. Môi trường thử nghiệm alpha là bản sao của môi trường sản xuất nhưng vẫn phát sinh một số lỗi không cần thiết do một số vấn đề môi trường không có thật trong môi trường sản xuất.

2. Thử nghiệm alpha testing thường kéo dài bao lâu?

Thử nghiệm alpha thường mất 1-2 tuần cho mỗi chu kỳ thử nghiệm, tùy thuộc vào số lượng vấn đề được phát hiện và số lượng tính năng mới được phát hành. Không có gì lạ khi tổng thời gian của giai đoạn Alpha dài gấp 3-5 lần giai đoạn Beta tiếp theo.

3. Môi trường kiểm thử nào mà các tester có thể thực hiện thử nghiệm alpha?

Thử nghiệm Alpha là thử nghiệm toàn diện đầu tiên của một sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng chính xác các yêu cầu về chức năng và thương mại của phần mềm. Nó thường được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ và được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm/sân khấu. Thử nghiệm alpha đảm bảo sản phẩm thực sự hoạt động và làm được mọi việc cần làm.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone