Trang chủ » Kiến thức » Nhiệm vụ của QA là gì?

Nhiệm vụ của QA là gì?

Admin

Nhiệm vụ của QA là gì?

Nhiệm vụ của QA là gì

QA là viết tắt của Quality Assurance là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc giữa các bên liên quan

Là một trong những thành viên quan trọng nhất của công ty, QA cần đáp ứng được các công việc như sau:

  • Đánh giá nội bộ toàn hệ thống quản lý chất lượng của công ty hàng năm.
  • Thiết lập và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc xây dựng sổ tay chất lượng (ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME,…), quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình và hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
  • Phối hợp với bộ phận QC để giám sát các công đoạn kiểm định chất lượng của sản phẩm.
  • Có khả năng phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm với khách hàng.
  • Tham gia được các hoạt động cải tiến sản xuất, liên tục cập nhật các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm mới. Đồng thời nâng cấp hệ thống kiểm tra của công ty một cách liên tục để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
  • Quản lý hồ sơ và kiểm tra các chứng nhận năng lực nhân viên theo quy trình.
  • Đánh giá các nhà thầu cũng như các nhà cung cấp đang thực hiện dự án của công ty.
  • Hỗ trợ huấn luyện cũng như đào tạo các bộ phận có liên quan về hệ thống cũng như các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của cấp trên đề ra.
  • Tham gia đề xuất các phương án thay đổi nhằm nâng cấp hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của QA 

Ngoài những công việc cần phải đáp ứng, nhân viên QA còn có một số nhiệm vụ quan trọng sau:

  • Đề xuất thay đổi nhằm điều chỉnh các quy định để phù hợp hơn với những sản phẩm đang được công ty sản xuất.
  • Tiến hành giám sát việc thực hiện các quy chuẩn của các bộ phận liên quan. Đảm bảo việc thực hiện này giống với yêu cầu của bộ phận QA yêu cầu.
  • Lập tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn cho nhân viên để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  • Khích lệ, đôn đốc đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chuẩn chất lượng đầu ra.
  • Đề xuất và đưa ra hướng đi đúng cho quy trình phát triển sản phẩm của công ty.

QA cần có những kiến thức gì?

  • Hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của phần mềm vì công việc của QA rộng hơn QC, khả năng tổ chức, tư duy logic và có hệ thống, kỹ năng phân tích, làm việc dựa trên số liệu tốt.
  • Kiến thức rộng về các lĩnh vực của phần mềm mà các team đang thực hiện.
  • Khai thác thông tin về sản phẩm, dự án và ứng dụng nó vào việc xây dựng hệ thống quy trình.
  • Hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.

Kỹ năng cần thiết của QA 

Nhiệm vụ của QA là gì

Kỹ năng giao tiếp

Để có thể hoàn thành tốt các công việc của một nhân viên QA, kỹ năng cần thiết nhất mà bạn phải có là giao tiếp. 

Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng thường có các thuật ngữ chuyên sâu và rất trừu tượng, chính vì thế thế nhân viên QA phải đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt một cách dễ hiểu nhất.  

Các bộ phận có liên quan như bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật đều có thể hiểu và giải thích được tất cả các bước mô tả của dự án. Từ kỹ năng truyền đạt của QA, các bộ phận này sẽ thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

Tính cẩn thận và tỉ mỉ

Là người quan sát tổng thể quy trình sản xuất nhằm kiểm soát chất lượng, QA đòi hỏi phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng chi tiết. Kỹ năng này giúp việc quan sát của QA được nâng cao.

Nếu bạn không có tính cẩn thận và tỉ mỉ, chỉ cần một vài sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng cả quy trình sản xuất. Vậy nên bạn cần phải tập trung vào từng chi tiết dù là nhỏ nhất để tránh bỏ sót các lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Cố gắng và ham học hỏi

Để trở thành một QA thành công, bạn cần theo kịp những xu hướng công nghệ hiện đại nhất để bản thân không bị lạc hậu. 

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. các phần mềm quản lý và kiểm tra ngày càng khó sử dụng và đòi hỏi bạn cần học tập rất nhiều, bạn càng biết nhiều về công nghệ kiểm soát chất lượng thì giá trị của chính bản thân bạn trong công ty ngày càng được nâng cao.

Quản lý thời gian 

QA là người nắm bắt và kiểm soát chất lượng các công đoạn của quy trình sản xuất. Thời gian kiểm tra ở mỗi khâu là khác nhau. Có khâu chỉ mất vài phút nhưng cũng có khâu mất vài giờ, thậm chí là vài ngày mà vẫn chưa hoàn thành được, việc quản lý thời gian và sắp xếp mức độ ưu tiên của công việc phải được QA cân đối một cách hiệu quả, bạn rất dễ rơi vào trạng thái áp lực căng thẳng khi khối lượng công việc cần giải quyết trở nên quá lớn.

Lòng kiên nhẫn

QA cần xây dựng cho bản thân mình sự kiên nhẫn đối với công việc cũng như là các bộ phận thực hiện quy trình sản xuất. 

Đôi khi, các bộ phận liên quan đến kỹ thuật có thể không hiểu được những gì mà bạn truyền đạt. Hay việc các sản phẩm làm ra không đúng chuẩn quy trình như bạn mong muốn. 

Bạn cần có một sự kiên nhẫn và nhẫn nại đối với công việc của mình. Việc này có thể giúp bạn giải thích một cách rõ ràng về các sản phẩm cho nhân viên của mình.

Biết nhận lỗi sai

Không ai trên đời là hoàn hảo và QA cũng vậy . Đôi khi trong quá trình làm việc, bạn sẽ có thể mắc sai lầm khi chính bản thân mình không phát hiện được các lỗi kỹ thuật trong công đoạn nào đó. Điều này dẫn tới một hậu quả hết sức nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Gặp phải lỗi, bạn cần chấp nhận sai sót của chính mình và luôn nỗ lực tìm ra các giải pháp khác nhau để khắc phục hậu quả. Đó sẽ là một bài học kinh nghiệm mà bạn phải ghi nhớ và đừng để bao giờ tái phạm. 

3.7/5 - (3 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone