Trang chủ » Kiến thức » Jmeter là gì? Ưu và nhược điểm của Jmeter 

Jmeter là gì? Ưu và nhược điểm của Jmeter 

Admin

Với bất cứ một trang web thương mại điện tử nào thì việc  xử lý giao dịch và lượt truy cập vào hệ thống đông đảo đều cần phải được kiểm soát.

Jmeter chính là công cụ tốt nhất giúp các trang web giải quyết được những vấn đề này. Và thậm chí jmeter có làm được nhiều điều hơn nữa, cùng chúng tôi tìm hiểu về các ưu, nhược điểm của Jmeter là gì? ở bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa Jmeter là gì?

jmeter

Stefano Mazzocchi chính là người tạo ra Jmeter đầu tiên nhưng về sau thì Apache đã cải tiến thiết kế lại Jmeter để nó hoàn thiện như hiện tại.

Jmeter là một công cụ được sử dụng để đo độ tải và performance của đối tượng, nó cũng được coi là một ứng dụng với mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình java, có thể sử dụng để test performance trên cả nguồn tĩnh và nguồn động.

JMeter có thể mô phỏng được việc tải nặng trên máy chủ bằng cách tạo ra hàng loạt những người dùng ảo cùng lúc lên máy chủ web.

Jmeter có thể thực hiện được việc kiểm tra về độ tải và hiệu năng của các web trên những loại server khác nhau như: Web – HTTP, HTTPS, SOAP, Database via JDBC,Mail – SMTP(S), POP3(S) và IMAP(S)… 

Ưu điểm và nhược điểm của Jmeter

Ưu điểm của Jmeter:

+ Là công cụ mã nguồn mở nên việc sử dụng JMeter là hoàn toàn miễn phí, nó cho phép các developer có thể sử dụng mã nguồn.

+ Vì nó có một giao diện thân thiện nên rất dễ sử dụng và không mất nhiều thời gian để nghiên cứu.

+ JMeter là ứng dụng của Desktop Java thuần túy và có nền tảng độc lập nên JMeter có thể được thực hiện chạy trên nhiều nền tảng khác nhau.

+ JMeter cho mô phỏng cùng thời điểm với nhiều sampler cùng các chức năng khác nhau dựa trên nhiều các nhóm hoạt động khác nhau.

+ Cho phép hiển thị kết quả kiểm thử ở nhiều định dạng khác nhau như: biểu đồ, bảng, tree và file log.

+ JMeter rất dễ để cài đặt, bạn chỉ cần copy, cho chạy tập tin đúng định dạng và khởi động JMeter là được nên không cần phải cài đặt.

+ Có khả năng mở rộng cao: Các Tester có thể thực hiện viết các kịch bản kiểm thử sau đó các công cụ JMeter sẽ hỗ trợ các plugin trực quan.

+ JMeter có thể sử dụng để hỗ trợ cho nhiều các chiến lược thực hiện kiểm thử khác như: Load Testing, Distributed Testing, và Functional Testing.

+ JMeter mô phỏng được số lượng nhiều người dùng với những chủ đề cùng lúc và tạo hoạt động tải nặng trên các ứng dụng web đang được kiểm thử.

+ Hỗ trợ được nhiều giao thức như  HTTP, JDBC, LDAP, SOAP, JMS và FTP đồng thời cũng đánh giá được hiệu năng của máy chủ.

+ Record & Playback: đây là tính năng giúp ghi lại các hoạt động của người dùng trên trình duyệt đồng thời đưa ra mô phỏng nó trong một ứng dụng web sử dụng JMeter.

+ Jmeter có thể tích hợp được với Bean Shell & Selenium nhằm thực hiện công việc kiểm thử tự động.

Nhược điểm của JMeter:

+  Vì JMeter có thể mô phỏng được những tải nặng và trực quan báo cáo thử nghiệm nên tiêu tốn khá nhiều bộ nhớ, có thể dẫn ra khỏi bộ nhớ dưới việc tải nặng.

+Mặc dù JMeter là công cụ tốt để thực hiện thử nghiệm trên các ứng dụng web nhưng nó lại không phù hợp với các thử nghiệm trên các ứng dụng của máy tính để bàn.

+ Thiếu hỗ trợ cho ngôn ngữ lập trình JavaScript: vì bản chất của JMeter không phải là một trình duyệt, vì thế mà nó không thể chạy cho JavaScript của ứng dụng web. Và nó cũng hạn chế hỗ trợ để xử lý JavaScript hoặc Ajax  làm ảnh hưởng đến độ chính xác của việc mô phỏng.

Cách thức hoạt động của JMeter

Cách thức hoạt động của JMeter

Jmeter sẽ thực hiện những giả lập của một nhóm người dùng khi gửi những yêu cầu tới cùng một máy chủ đồng thời nhận và xử lý những phản hồi được gửi từ máy chủ.  Jmeter cung cấp những kết quả báo cáo hiệu suất dưới hình thức biểu đồ trực quan nên rất dễ hiểu.

Mô hình hóa dự kiến sẽ được sử dụng bởi số lượng nhiều những người dùng truy cập. 

Các web server đều có thể tải xuống một dung lượng lớn. Trong khi tải trọng vượt quá giới hạn thì web server sẽ thực hiện việc phản hồi chậm và tạo ra lỗi. Mục đích là để có thể tìm ra độ tải lớn mà các web server có thể thực hiện xử lý. 

Bài viết trên là những giải thích chi tiết nhất về câu hỏi Jmeter là gì? Và những ưu nhược điểm của Jmeter. Nếu bạn là một người đam mê khám phá những điều mới mẻ quanh lĩnh vực công nghệ, có dự định việc làm trong tương lai thì có thể tham khảo thêm những khóa học Tester tại trung tâm của chúng tôi

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone