Trang chủ » Kiến thức » Laravel là gì? Lý do khiến Laravel được các lập trình viên lựa chọn

Laravel là gì? Lý do khiến Laravel được các lập trình viên lựa chọn

Admin

Vào năm 2015, Laravel bất ngờ chiến thắng tại cuộc bình chọn PHP Framework phổ biến nhất. Từ đó cho đến nay, Laravel được coi là một trong những PHP Framework phổ biến nhất trên thế giới. Thậm chí tại Việt Nam, có tới 70% người dùng Laravel. Vậy Laravel là gì?

Laravel là gì?

laravel

Laravel là một PHP Framework mã nguồn mở miễn phí, phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 2011 và được phát triển bởi Taylor Otwell. Mục đích của Laravel ra đời là để hỗ trợ phát triển các ứng dụng web, dựa trên mô hình MVC (Model – View – Controller). 

Mặc dù ra đời muộn hơn so với các đối thủ, tuy nhiên Laravel đã thật sự gây một tiếng vang lớn khi được đánh giá tốt và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. 

Tại sao nên sử dụng Laravel?

Hiện tại, Laravel Framework sở hữu một hệ sinh thái lớn bao gồm rất nhiều các tính năng như: instant deployment, routing, ORM, DB query, Routing, Templating… Không chỉ sở hữu nhiều tính năng, người dùng lựa chọn Laravel còn vì rất nhiều sự tiện ích khác

1. Bắt đầu dễ dàng

Laravel nhiều chứng năng nhưng vô cùng thân thiện với người dùng. Đối với những người mới bắt đầu, thậm chí cũng mới chỉ biết sơ qua về PHP thì cũng có thể phát triển 1 website khoảng 5 trang trong vòng vài giờ.

2. Có mã nguồn mở

Framework Laravel có mã nguồn mở miễn phí, cho phép bạn xây dựng ứng dụng web lớn và phức tạp một cách nhanh chóng, dễ dàng. Chỉ cần cài đặt PHP cùng một chút trình độ về soạn thảo văn bản, bạn đã có thể bắt đầu rồi.

3. Hỗ trợ cộng đồng 

Laravel có một hệ thống thư viện hỗ trợ vô cùng lớn và nhanh chóng để giúp đỡ người dùng trong trường hợp gặp những bug khó nhằn. 

4. Theo dõi MVC

Cấu trúc MVC và lập trình hướng đối tượng OOP vẫn được giữ lại trong Framework Laravel. Nhờ đó giúp cung cấp tài liệu tốt hơn, và tăng hiệu suất hơn cho người sử dụng. 

5. Có được các thế mạnh của những Framework hiệu quả nhất

Ra đời muộn hơn các đối thử nên Laravel được thừa hưởng tất cả những ưu điểm của các Framework khác. Ví dụ điển hình là Laravel có  phần route cực mạnh và sử dụng một số thành phần tốt nhất của Symfony. 

6. Di chuyển Database dễ dàng

Di chuyển Database là một trong những tính năng cực kỳ trọng yếu của Laravel. Tính năng này cho phép người dùng duy trì cấu trúc cơ sở dữ liệu ứng dụng mà không nhất thiết phải tạo lại. Ngoài ra, nó còn cho phép khôi phục những thay đổi gần đây nhất trong Database.

7. Tính năng bảo mật hoàn thiện

Ứng dụng của người dùng sẽ an toàn khi dùng Framework Laravel nhờ Kỹ thuật ORM sử dụng PDO, chống chèn SOL. Ngoài ra, tính năng bảo vệ crsf của Laravel giúp ngăn chặn giả mạo từ yêu cầu trang chéo. 

Một số hạn chế của Laravel

Mặc dù sở hữu rất nhiều những ưu điểm vượt trội nhưng Laravel cũng có một số nhược điểm như:

  • Thiếu sự liên kết giữa các phiên bản: Điều này khiến cho ứng dụng dễ bị gián đoạn hoặc bị phá vỡ khi cập nhật code.
  • Dung lượng nặng khiến cho quá trình tải trang chậm hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những bất lợi không đáng kể so với những ưu điểm của Laravel.

Các cách cài đặt Laravel

cài đặt laravel

1. Yêu cầu máy chủ

Framework Laravel cần một vài yêu cầu về hệ thống để có thể cài đặt. Tất cả các yêu cầu này được đáp ứng bởi máy ảo Laravel Homestead. Chính vì thế, nếu được, bạn nên sử dụng Homestead làm môi trường phát triển Laravel.

Trong trường hợp bạn không sử dụng Homestead, bạn sẽ cần đảm bảo rằng máy chủ của bạn đáp ứng được các yêu cầu sau:

PHP >= 7.1.3

OpenSSL PHP Extension

PDO PHP Extension

Mbstring PHP Extension

Tokenizer PHP Extension

XML PHP Extension

Ctype PHP Extension

JSON PHP Extension

BCMath PHP Extension

Đối với Windows: sử dụng phần mềm tạo Webserver trên Windows như Openserver, Xampp, Wamp, Ampps…

2. Cài đặt Laravel

Thông qua Laravel Installer

Bước 1: Mở Terminal (CMD hoặc Git Bash), gõ dòng lệnh: “composer global require “laravel/installer””.

Lưu ý: Đối với Windows, đường dẫn: “%appdata%Composervendorbin”.

            Đối với macOS và Linux, đường dẫn: “~/.composer/vendor/bin”.

Bước 2: Sau khi cài đặt xong, di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP. Sau đó mở cửa sổ lệnh và gõ: “laravel new blog”.

Lưu ý: Đối với windows thì nhấp Shift + chuột phải và chọn Command Window Here hoặc Git Bash Here và gõ: “laravel new blog”.

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn. Vậy là đã hoàn thành.

 

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone