Tóm tắt nội dung
Trong bối cảnh công nghệ thông tin liên tục phát triển, Hybrid working đang trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và áp dụng. Vậy Hybrid working là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hybrid working và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho các doanh nghiệp.
Mô hình Hybrid working là gì?
Thời đại 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội việc làm lý tưởng cho người lao động. Kèm theo đó là những ý tưởng về các hình thức làm việc cũng trở nên đa dạng hơn. Trong đó, Hybrid working là một trong số những mô hình làm việc đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới tính đến thời điểm hiện nay.
Kể từ thời điểm dịch bệnh Covid bùng phát trên toàn thế giới, xu hướng làm việc đã có rất nhiều thay đổi. Mọi người đều không thể đến cơ quan làm việc trực tiếp được. Để đảm bảo được tiến độ công việc nên bắt buộc người lao động phải làm việc tại nhà. Và từ đó mô hình làm việc Hybrid working được ra đời và áp dụng phổ biến hơn.

Hybrid working là mô hình kết hợp giữa làm việc văn phòng và làm việc từ xa. Cách làm việc này cho phép nhân viên linh hoạt lựa chọn thời gian. Và tối ưu hóa lợi ích của cả doanh nghiệp và bản thân của chính các nhân viên.
Theo khảo sát của rất nhiều người lao động hiện nay trên thế giới, Hybrid working cho thấy nhiều ưu điểm hơn, nâng cao được hiệu suất làm việc, cắt giảm chi phí thuê văn phòng, nâng cấp cơ sở vật chất cho doanh nghiệp. Vì thế mà mô hình làm việc này ngày càng được nhân rộng một cách chuyên nghiệp hơn.
Ưu điểm của Hybrid working là gì?
Thời gian làm việc linh hoạt và thuận tiện

Mô hình làm việc Hybrid working cho phép nhân viên lựa chọn nơi làm việc phù hợp với nhu cầu và lịch trình của họ. Nhân viên có thể điều chỉnh giờ làm việc linh hoạt hơn để đạt hiệu quả tối đa. Họ vừa có thể giảm thời gian ra đường vào giờ cao điểm. Đồng thời có thể chọn khung giờ làm việc phù hợp với bản thân mình.
Điều này giúp cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường sự tự do cá nhân..
Giúp cân bằng công việc và cuộc sống
Sau thời gian dài phải đối mặt với dịch bệnh, cuộc sống và công việc của nhiều người bị đảo lộn. Trong thời gian này người lao động cũng hiểu và được tiếp xúc với mô hình làm việc Hybrid working. Điều này vừa giúp họ có được công việc trong khoảng thời gian cả thế giới đang phải giãn cách.

Đồng thời cũng giúp họ nhận ra mô hình làm việc này đã giúp họ cân bằng được công việc và cuộc sống rất tốt. Thay vì ngồi 8 tiếng trên văn phòng như trước thì ngoài những giờ họ tập trung làm việc sẽ có thêm thời gian chăm sóc bản thân. Hay nghiên cứu hoặc tìm tòi những niềm đam mê khác.
Điều quan trọng quyết định sự thành công của Hybrid working là gì? Đó là người lao động cảm thấy họ được quyền kiểm soát lịch trình hàng ngày của mình. Cảm giác được làm chủ bản thân chứ không phải đi “làm thuê”. Do đó, họ dễ dàng tìm thấy sự cân bằng, động lực trong công việc.
>>> Có thể bạn quan tâm Làm thế nào để cân bằng giữa công việc Tester và cuộc sống cá nhân
Tiết kiệm được chi phí
Làm việc theo mô hình Hybrid working thì sẽ có ít nhân viên đến trực tiếp làm việc tại văn phòng. Như vậy doanh nghiệp có thể thuê một văn phòng nhỏ hơn. Chi phí về điện nước và các dịch vụ khác cũng theo đó giảm đi đáng kể.
Hybrid working không chỉ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên cũng có thể tiết kiệm chi phí đi lại và ăn uống trong khi làm việc từ xa.
Tăng cường đa dạng và bao phủ nguồn nhân lực
Hybrid working giúp tăng cường đa dạng và bao phủ bằng cách cho phép nhân viên làm việc từ xa. Giúp thu hút và giữ chân nhân viên có khả năng và kinh nghiệm đa dạng từ nhiều vùng miền và quốc gia khác nhau.
Vậy hạn chế của Hybrid working là gì?
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích như trên, Hybrid working cũng vẫn có một số hạn chế như:
Chưa thật sự phổ biến và được áp dụng hiệu quả
Mặc dù nhận thấy được nhiều ưu điểm của mô hình làm việc Hybrid working. Tuy nhiên sau khoảng thời gian hết giãn cách, mọi người vẫn tiếp tục đến văn phòng làm việc. Và cho đến thời điểm hiện tại thì mô hình làm việc này chưa thật sự phổ biến.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa hoàn toàn sẵn sàng để nhân viên tự quản lý công việc. Các doanh nghiệp cho rằng khi làm việc từ xa, nhân viên rất dễ bị xao nhãng, mất tập trung. Điều này sẽ gây tồn đọng công việc, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung của công ty.
Thách thức về công tác quản lý

Hybrid working đòi hỏi các nhà quản lý phải có kỹ năng quản lý và giám sát nhân viên từ xa. Điều này cần doanh nghiệp phải có kế hoạch quản lý công việc. Và đảm bảo rằng các nhân viên đang làm việc hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
Tuy nhiên hiện nay, việc quản lý nhân viên từ xa của các công ty còn hạn chế. Chính vì vậy chưa thể đánh giá được mức độ trung thực khi làm việc tại nhà của nhân viên.
Khó khăn trong việc tạo ra một văn hóa làm việc tích cực
Hybrid working có thể làm cho việc tạo ra một văn hóa làm việc tích cực và sự kết nối giữa các nhân viên trở nên khó khăn hơn. Sự kết nối và tương tác giữa các nhân viên cần được thúc đẩy để giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Đòi hỏi về bảo mật cao hơn

Khi làm việc từ xa, các nhân viên sẽ phải sử dụng các thiết bị cá nhân và mạng Internet cá nhân của họ để truy cập vào hệ thống công ty. Thậm chí có cả mạng công cộng. Điều này có thể tạo ra một số vấn đề về an ninh thông tin và độ tin cậy của hệ thống. Do đó doanh nghiệp sẽ cần đội ngũ công nghệ thông tin chuyên nghiệp và những chính sách bảo mật dữ liệu chi tiết để hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.
Không phải tất cả ngành nghề và công việc đều phù hợp
Hybrid work là một mô hình làm việc hiệu quả. Tuy nhiên không phải ngành nghề nào cũng phù hợp với hình thức này. Những ngành liên quan đến quảng cáo, bán hàng, marketing, công nghệ,… sẽ rất phù hợp. Ngược lại, những ngành đòi hỏi bảo mật cao, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Như chứng khoán, ngân hàng,… thì không nên áp dụng mô hình này.
Những lưu ý khi triển khai Hybrid working là gì?
Hybrid working là một mô hình làm việc với nhiều lợi ích và hiệu quả. Tuy nhiên để tận dụng được tối đa các lợi ích của nó, doanh nghiệp cần chú ý đến những điều sau:
Công ty cần thiết lập một chính sách làm việc từ xa rõ ràng. Nhằm đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu vàtuân thủ các quy định của công ty.
Công ty cũng cần cung cấp các công cụ và nền tảng phù hợp để cho phép nhân viên làm việc từ xa. Bao gồm phần mềm quản lý dự án, phần mềm hợp tác trực tuyến, công cụ họp trực tuyến và các thiết bị di động.
Hãy lắng nghe và thực hiện những cuộc khảo sát cần thiết với nhân viên.
Luôn ưu tiên phát triển các kỹ năng mềm cho nhân viên để họ có thể kết nối đội nhóm tốt hơn. Đảm bảo các đóng góp của nhân viên luôn được lắng nghe và ghi nhận kịp thời.
Các mô hình Hybrid working phổ biến hiện nay
Flexible hybrid work – kết hợp linh hoạt

Với hình thức này, nhân viên có thể lựa chọn vị trí, thời gian mà họ muốn làm việc dựa vào sự sắp xếp lịch trình của họ.
Ưu điểm của hình thức làm việc này là cung cấp được sự linh hoạt cho nhân viên. Để từ đó xác định địa điểm, thời gian làm việc hiệu quả nhất với họ. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin với nhân viên được tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp mở rộng được nguồn ứng viên tiềm năng hơn.
Tuy nhiên, bởi mỗi người có một thời điểm làm việc khác nhau nên nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc làm việc với đội nhóm.
Fixed hybrid work – làm việc kết hợp cố định

Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thực hiện lựa chọn ngày và giờ làm việc cố định cho nhân viên từ xa hoặc đến văn phòng.
Hình thức làm việc này có ưu điểm giúp tăng cơ hội làm việc nhóm hiệu quả hơn cho nhân viên. Đồng thời doanh nghiệp có thể kiểm soát được năng suất làm việc của nhân viên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên với hình thức này, từng nhóm nhân viên sẽ thay nhau đến văn phòng thì công ty cũng không có khả năng giảm chi phí thuê mặt bằng làm việc.
Office-first hybrid work – kết hợp văn phòng

Đây là mô hình làm việc đang được Google có kế hoạch áp dụng. Nhân viên làm việc tại văn phòng ba ngày một tuần. Và có thể tùy chọn chọn hai ngày để làm việc từ xa.
Như vậy, nhân viên sẽ linh hoạt hơn và có thể cải thiện được năng suất cá nhân tốt hơn. Đồng thời vẫn giúp doanh nghiệp có thể duy trì văn hóa công ty, cộng đồng.
Remote-first hybrid work – kết hợp từ xa
Nhân viên sẽ dành phần lớn thời gian của họ để làm việc từ xa với hình thức này. Họ có thể sẽ thực hiện những buổi làm việc tại trụ sở theo hình thức không thường xuyên.

Mô hình làm việc này giúp tăng sự linh hoạt và giảm thiểu áp lực cho các nhân viên khi phải di chuyển đến văn phòng. Cho phép nhân viên làm việc từ bất cứ đâu trên thế giới, miễn là họ có kết nối internet và thiết bị di động. Ngoài ra, nhân viên có thể tự quản lý thời gian của mình và thực hiện công việc trong môi trường làm việc thoải mái hơn. Điều này giúp cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên.
Nhưng bên cạnh đó, mô hình làm việc này cũng đòi hỏi sự quản lý tốt hơn từ các nhà quản lý. Việc theo dõi và đảm bảo hiệu suất của các nhân viên làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau có thể là một thử thách. Điều này có thể dẫn đến cơ hội để giao tiếp và tương tác trực tiếp giữa các nhân viên không được tốt nhất.
Hybrid working đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thế giới làm việc kỹ thuật số. Mô hình này giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong công việc. Đồng thời giúp tạo ra một môi trường làm việc đáng sống. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Hybrid working là gì và cách áp dụng nó vào công việc của mình.