Trang chủ » Kiến thức » Solution Architect là công việc gì? Tìm hiểu về vai trò, trách nhiệm của solution architect

Solution Architect là công việc gì? Tìm hiểu về vai trò, trách nhiệm của solution architect

Admin

Để thực hiện bất kỳ giải pháp công nghệ nào thì danh mục Solution Architect là hoạt động không thể thiếu. Đặc biệt chúng không thể thiếu trong việc thực thi và thiết kế các dự án kỹ thuật. Vậy Solution Architect là gì? Nhiệm vụ và công việc hàng ngày của một Solution Architect ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!

Solution architect

Solution architect là gì?

Solution Architect hay còn gọi là kiến trúc sư giải pháp phần mềm đây là bộ phận giải quyết nhu cầu kỹ thuật của các công ty, tiếp theo sẽ xây dựng và quản lý các giải pháp phát triển đề ra nhằm duy trì hoạt động của công ty.

Hiểu đơn giản thì Solution Architect là bộ phận đưa ra yêu cầu về kiến trúc phần mềm từ đó xây dựng và đáp ứng các yêu cầu về functional và non-functional. Thêm vào đó trong quá trình thực thi dự án các Solution Architect cũng phải tham gia vào quá trình phân tích nghiệp vụ với Business Analyst.

Ngày này với nhu cầu công nghệ ngày càng tăng, các dự án cũng xuất hiện ngày càng nhiều như theo khảo sát thì trong vòng 1 năm chỉ có 51% các dự án thành công. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng Solution architect ngày càng tăng.

Vai trò và trách nhiệm của Solution Architect

Mỗi Solution architect thường sẽ phải tập trung vào xử lý mức độ giải pháp cho mỗi giai đoạn phát triển của dự án. Phân tích toàn bộ tác động của chúng dựa vào mục tiêu thực hiện và kết quả đạt được của dự án.

Thêm vào đó Solution architect phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ để có thể cập nhật nhanh chóng các xu hướng mới, đề xuất thay đổi nếu cần. Chính vì thế, công việc mà Solution Architect thường là giải pháp công nghệ hoặc chiến lược phát triển để thực hiện giải pháp đó.

Khi đã hoàn thành chiến lược phát triển sản phẩm thì bên Solution Architect sẽ phải tính toán giá trị và trình bày chúng với bộ phận thực thi có liên quan. Tiếp theo bộ phận Solution Architect sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ thông báo sự thay đổi về tiến độ cho các bên có liên quan.

Solution architect

Ngoài ra, làm việc trong vị trí Solution Architect bạn còn phải đảm nhận trách nhiệm sau:

  • Phân tích môi trường công nghệ
  • Phân tích hoạt động của doanh nghiệp
  • Phân tích tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu.
  • Đưa ra phạm vi hoạt động
  • Tạo mới mẫu giải pháp.
  • Cập nhật xu hướng công nghệ mới.
  • Quản lý dự án và kiểm soát các hoạt đông có trong giải pháp đó.

Phân biệt sự khác nhau giữa Solution architect và Software Architect

Solution architect và Software Arcihtect là 2 vị trí công việc thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau tuy nhiên trên thực tế đây lại là công việc hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin so sánh tổng quát như sau:

Giống nhau:

  • 2 bộ phận này đều có vai trò giúp sản phẩm đồng bộ hóa dựa trên bản kế hoạch mô tả từ đó mới có thể hoàn thiện sản phẩm về tính năng cũng như chất lượng trước khi giao chúng tới tay người dùng.
  • Sản phẩm được triển khai, thiết kế theo đúng yêu cầu bên đối tác và giới thiệu các thông tin có trong dự án để nhà phát triển có thể nắm bắt được giải pháp tổng thể đang triển khai trong dự án.

Khác nhau:

Solution architectSoftware Architect
Người tham gia dự án Solution architect sẽ là người kiến tạo trực tiếp tham gia vào dự án, xây dựng kiến trúc tổng thể cho dự án ngay từ khi chúng chưa chính thức bắt đầu Software Architect các kiến trúc sư phần mềm sẽ tham gia vào giai đoạn sau, họ cũng sẽ là người thực thi ý tưởng được Solution architect đưa ra.
Nhiệm vụKết hợp với bộ phận kinh doanh để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới với khách hàng. Dựa vào nhiệm vụ của Solution architect để tạo ra sản phẩm

Kỹ năng cần thiết để trở thành 1 Solution Architect chuyên nghiệp

Để thực hiện tốt các công việc và trách nhiệm của 1 kiến trúc sư Solution thì bạn cần trau dồi thêm các kiến thức kỹ năng có liên quan như:

Nền tảng, kiến thức chuyên môn tốt

Để có thể quản lý và đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc thì Solution Architect cần phải có kinh nghiệm làm việc 8 năm ở vị trí này hoặc các vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung như: kỹ thuật phần mềm, lập trình viên, developers, quản lý dự án phần mềm…….

Solution architect

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong 1 công việc bất kỳ. Tuy nhiên để giao tiếp tốt bạn cần nắm rõ công việc của các bên liên quan trong dự án từ đó mới có thể quản lý rủi ro trong quá trình thực thi dự án.

Vị trí công việc Solution Architect này cần có sự phối hợp chặt chẽ với Software Architect, business analysts hoặc cũng có thể là nhóm quản lý dự án.

Kỹ năng phân tích

Khi bạn muốn thiết kế 1 giải pháp có liên quan tới dự án thì cần phối hợp với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Hiểu quy trình và chiến lược kinh doanh sẽ giúp Solution Architect nhanh chóng tìm ra hướng phân tích để có thể giải quyết công việc 1 cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Kỹ năng quản lý dự án

Dù bạn là Solution Architect, bạn không nhất thiết phải tham gia vào việc quản lý dự án nhưng nhất định bạn vẫn phải đưa ra giải pháp hữu ích để có thể hoàn thành dự án theo đúng thời gian như trên kế hoạch.

Thêm vào đó Solution Architect cần nhìn nhận dự án từ góc độ dài hạn và hiểu rằng giải pháp có thể cần mở rộng quy mô và thích ứng với những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai. 

Các chứng chỉ cần thiết để phát triển công việc Solution Architec

Với bất cứ ngành nghề nào thì các chứng chỉ cũng là tiền đề để đánh giá năng lực và kỹ năng chuyên môn của bạn, với Solution Architect cũng vậy. Nếu bạn muốn lấy chứng chỉ để đáp ứng các yêu cầu của công việc thì bạn có thể học và thi lấy các chứng chỉ sau:

Solution architect

Chứng chỉ Solution Architect AWS

Bạn có thể thi và lấy chứng chỉ AWS ở mức độ cơ bản hoặc mức độ chuyên gia tùy thuộc theo kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của bạn. Tất cả chúng dành cho các Solution Architect thường xuyên phải thực hiện các công việc như xây dựng ứng dụng và triển khai chúng trên hệ thống.

Tuy nhiên để có thể thi và lấy chứng chỉ này yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm trên 1, 5 năm làm việc tại các vị trí liên quan. Đặc biệt hiệu lực của chứng chỉ này chỉ có tác dụng trong vòng 3 năm, sau thời gian trên bạn cần thi lại không chỉ để chứng minh trình độ mà còn giúp bạn cập nhật lại xu hướng mới nhất về công nghệ AWS hoặc các phương pháp phát triển mới.

Chứng chỉ Solution Architect Azure

Là chứng chỉ được phát hành bởi Microsoft vì thế nó đặc biệt phù hợp với những ai thường xuyên làm các dự án trên hệ điều hành này, đặc biệt cần nắm rõ các kiến thức có liên quan tới cơ sở hạ tầng Azure.

Trong bài kiểm tra chứng chỉ này sẽ tập trung khai thác các kiến thức có liên quan tới:

  • Giám sát và triển khai các hoạt động có liên quan tới Azure trên hệ điều hành Microsoft.
  • Thực hiện các hoạt động nhằm bảo mật thông tin và quản lý dự án.
  • Quản lý thêm các dữ liệu có trên nền tảng cơ sở.

Thêm vào đó, bài kiểm tra này cũng sẽ giúp đánh giá kỹ năng của Solution Architect như:

  • Kỹ năng thiết kế và giám sát thế kế.
  • Cách nhận dạng và bảo mật thiết kế.
  • Lưu trữ an toàn các dữ liệu quan trọng.
  • Kỹ năng quản lý hạ tầng thiết kế.

Chứng chỉ ITIL

Kỳ thi chứng chỉ này được công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, bạn có thể tham gia vào 1 trong 2 kỳ thi lấy chứng chỉ ITIL như sau:

  • ITIL Master: đây là chứng chỉ dành cho những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí Solution Architect hoặc vị trí có liên quan trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đặc biệt là có nhiều thời gian làm việc thực tế với các dự án ITIL.
  • ITIL Expert: Kỳ thi này dành cho Solution Architect đã có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm hoặc làm việc trong vai trò cố vấn, lãnh đạo hoặc quản lý cấp cao.

Chứng chỉ Architect Cloud của Google

Solution architect

Thông thường các kỹ năng Solution Architect sẽ sử dụng nền tảng đám mây Cloud cho dự án của họ. Bên cạnh đó, kỳ thi này chỉ thực sự phù hợp với những đối tượng đã có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm tại vị trí liên quan.

Chứng chỉ sẽ cấp mới 2 năm 1 lần, nội dung trong bài kiểm tra có thể bao gồm:

  • Thiết kế và lên kế hoạch Solution Architect đám mây.
  • Cung cấp cơ sở hạ tầng của giải pháp bất kỳ.
  • Tuân thủ theo quy định và bảo mật thông tin.
  • Tối ưu hóa quy trình và phân tích công nghệ…….

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp toàn bị thông tin có liên quan tới Solution architect cũng như nhiệm vụ vai trò của công việc này. Đây cũng chính là vị trí làm việc khá phù hợp cho những ai đang có định hướng đi theo lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone