Trang chủ » Kiến thức » Statement testing – một kỹ thuật quan trọng của kiểm thử hộp trắng

Statement testing – một kỹ thuật quan trọng của kiểm thử hộp trắng

Phạm Thủy

Nếu bạn là một tester hay developer cần thực hiện công việc kiểm thử hộp trắng thì không thể không biết đến kỹ thuật kiểm thử Statement testing. Nhưng nhiều bạn mới vào nghề có thể chưa biết Statement testing là gì? Statement testing có ý nghĩa thế nào trong việc kiểm thử hộp trắng? Hay cách xác định Statement coverage như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những băn khoăn đó của bạn. Cùng theo dõi ngay nhé!

Kiểm thử là gì?

Kiểm thử hay còn gọi là testing, là quá trình đánh giá một hệ thống hay các thành phần của nó với mục đích tìm xem liệu hệ thống có đáp ứng các yêu cầu được đã được chỉ định hay không. Nói một cách đơn giản, kiểm thử được thực hiện trên một hệ thống để xác định bất kỳ lỗ hổng, các lỗi hoặc các yêu cầu đang bị thiếu hay trái ngược với các yêu cầu thực tế đã được đề ra.

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm là gì?

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm giúp bạn thiết kế các trường hợp kiểm thử tốt hơn. Vì kiểm thử toàn diện là không thể nên kỹ thuật kiểm tra phần mềm sẽ giúp giảm số lượng các trường hợp kiểm thử được thực thi trong khi tăng phạm vi kiểm thử. Chúng giúp xác định các điều kiện kiểm tra khó nhận biết.

Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử hộp trắng là gì?

Kiểm thử hộp trắng (White box testing) là phương pháp kiểm thử phần mềm. Nhằm kiểm tra thuật toán, cấu trúc code bên trong của sản phẩm. Hộp trắng tượng trưng cho khả năng nhìn xuyên qua lớp vỏ bên ngoài của phần mềm. Để thấy được hoạt động bên trong của chúng. 

Kiểm thử hộp trắng là gì?
Kiểm thử hộp trắng là gì?

Mục đích của White box testing là đảm bảo tất cả các câu lệnh và điều kiện sẽ được thực hiện đúng. Đồng thời có được kết quả đầu ra như mong đợi. Tester sẽ xác minh luồng hoạt động cho ứng dụng. Bằng cách kiểm tra một loạt đầu vào (Input) đã được xác định từ trước có dẫn đến đầu ra (Output) như dự kiến không? Nếu Output không khớp với kỳ vọng, có nghĩa là sản phẩm đang bị lỗi. 

Để có thể tiến hành kiểm thử hộp trắng, tester cần có sự am hiểu rõ về lập trình. Đồng thời có kiến thức về công nghệ thông tin. Nhưng thông thường thì chính các Developers sẽ là người thực thi White box testing.

Kiểm thử hộp trắng cũng có một số kỹ thuật quan trọng và phổ biến. Phục vụ cho công việc kiểm thử được nhanh hơn và đạt được độ chính xác cao hơn. Trong đó, Statement testing là một trong những kỹ thuật được xem là quan trọng của loại kiểm thử này.

>>> Tìm hiểu chi tiết về: 6 chiếc mũ tư duy – Phương pháp tư duy hiệu quả cho mọi vấn đề

Statement testing là gì?

Statement testing (kiểm thử câu lệnh) là một kỹ thuật kiểm thử hộp trắng (white-box test technique). Kỹ thuật dựa vào mã nguồn để xác định các test case (trường hợp kiểm thử) cần thiết. Để thực thi một số câu lệnh (statement) của một chức năng hay class nào đó.

Kỹ thuật kiểm thử câu lệnh này giúp bạn dựa vào mã nguồn của chương trình, function hay class đang được kiểm để xác định test case. Mỗi test case được viết ra là để thực thi một số câu lệnh cụ thể nào đó trong đoạn code.

Statement coverage được xác định như thế nào?

Statement coverage là một thước đo cho biết liệu tất cả các câu lệnh có thể thực thi được trong mã nguồn đã được đi qua ít nhất một lần hay chưa. Đây là một phương pháp để đảm bảo rằng mỗi dòng của mã nguồn được cover ít nhất một lần bởi các bài kiểm tra.

  • Ưu điểm:
  • Có thể được áp dụng trực tiếp vào mã đối tượng và không yêu cầu xử lý mã nguồn.
  • Xác minh những gì mã nguồn viết được dự kiến ​​sẽ thực thi và không thực thi
  • Nhược điểm:
  • Chỉ bao gồm các điều kiện “true” của mã nguồn.
  • Statement Coverage hoàn toàn không quan tâm với các toán tử logic (|| và &&)

Statement coverage của 1 chức năng/ hệ thống được xác định theo công thức. Đó là số câu lệnh được thực thi bởi bộ test case chia cho tổng số câu lệnh của chức năng/hệ thống đó. Thường thì độ bao phủ sẽ được biểu diễn theo dạng %. Số lượng test case tối thiểu để bao phủ đầy đủ cho một đoạn mã nguồn là số lượng test case đi qua mọi câu lệnh ít nhất một lần.

cong thuc xd

Áp dụng statement coverage vào thực tế

Kỹ thuật kiểm thử dựa vào câu lệnh này thường được áp dụng ở mức thấp như Unit testing (kiểm thử đơn vị). Và Unit tests (test case ở mức kiểm thử đơn vị) phần lớn là do lập trình viên viết. Tester có thể giúp nhóm bằng cách phân tích đoạn code và xác định các test case cần kiểm thử để mọi câu lệnh trong component cần test đều được đi qua ít nhất 1 lần.

Thường thì chúng ta cần có tối thiểu 3 test case để bao phủ các câu câu lệnh. Để dễ hình dung, chúng ta nên vẽ lược đồ mô tả các câu lệnh trên theo nguyên tắc sau:

  • Câu lệnh thông thường: hình chữ nhật
  • Câu lệnh rẽ nhánh (IF): hình thoi – với hai nhánh đúng sai tương ứng (nếu có)

Sau đó, bạn chỉ cần xác định số lần đi ít nhất từ “Start” đến “End” để qua hết các hình chữ nhật (statement). Đó là số lượng test case tối thiểu để bao phủ hết câu lệnh trong đoạn code đó.

Kết luận

Statement testing được coi là một kỹ thuật có giá trị cao đối với công việc kiểm thử hộp trắng. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về một kỹ thuật kiểm thử hộp trắng – Statement testing. Góp phần nâng cao và hoàn thiện những kiến thức về công nghệ thông tin của các bạn!

3.2/5 - (4 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone