Trang chủ » Kiến thức » Tài liệu mô tả chức năng phần mềm là gì?

Tài liệu mô tả chức năng phần mềm là gì?

Admin

Để tạo ra một sản phẩm phần mềm thành công thì việc phân tích yêu cầu là bước vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng  và nó được thể hiện thông qua một bản mô tả, từ bản mô tả đó tester có thể hiểu được yêu cầu mà phần mềm hướng tới. Tài liệu mô tả yêu cầu bao gồm có tài liệu mô tả chức năng phần mềm và tài liệu mô tả phi chức năng. Vậy chúng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Tài liệu mô tả chức năng phần mềm là gì??

Tài liệu mô ta chức năng phần mềm hay còn viết tắt là FRS  (Function Requirement Specification). Đây là tài liệu mô tả thành phần và chức năng của hệ thống. Bản mô tả phải thể hiện được chức năng sẽ thực hiện trên phần mềm, hoạt động của các chức năng đó như thế nào. Mỗi chức năng đó sẽ đạt được kết quả như thế nào. Từ đó tất cả các bộ phận có liên quan (bao gồm cả tester) đọc bản mô tả và nắm bắt được rõ về phần mềm và lên kế hoạch chi tiết để triển khai phần mềm.

tài liệu mô tả chức năng phần mềm là gì?

Tài liệu mô tả những gì?

  • FRS là tài liệu xây dựng một cách chi tiết đầy đủ đến các yêu cầu chức năng của dự án, chi tiết kiến trúc của phần mềm về mặt chức năng, nó bao gồm có các modules
  • Mô tả các chức năng của từng modules.
  • Mô tả chi tiết các thao tác người dùng đối với từng chức năng và đặc biệt các kết quả cần đạt được của từng chức năng phải được thỏa mãn.
  • FRS được thể hiện dưới các sơ đồ dòng quy trình (process flow diagrams) đó là wireframes, UML diagrams.
  • Sau khi nhận được phản hồi từ người dùng, FRS được chỉnh sửa và bổ sung để hoàn thiện và nó được tạo ra từ cách mà hệ thống sẽ tương tác với người dùng. Lúc này, team Developer sẽ xác định được họ cần làm gì và team QA/testing xác định được test case để xây dựng cho hệ thống.
  • BA hoặc SA sẽ là người soạn tài liệu FRS, sau khi hoàn thành sẽ đưa cho quản lí dự án kiểm tra. Cuối cùng tài liệu mô tả chức năng phần mềm sẽ được được đưa cho khách hàng, xác nhận lại lần cuối. Sau khi bản mô tả FRS được khách hàng và nhà cung cấp xác nhận nó sẽ trở thành bản tiêu chuẩn cho quy cách hoạt động của phần mềm nó sẽ có các tính năng như thế nào, sẽ được những gì.

Ví dụ: Đối với phần mềm quản lý nhà hàng, các modules cần có cho hệ thống của quản lý như sau:

  • Module đăng nhập: Sau khi đăng ký xong các trường thông tin bạn sẽ được cấp một tài khoản admin để đăng nhập.
  • Module quản lý (Administrator): Cho phép admin truy cập, chỉnh sửa thực đơn trên CSDL, Sau khi đăng nhập thành công người quản lý được phép update, thêm, sửa, xóa thông tin món ăn trên menu.
  • Module cấp quyền người dùng: Admin được quyền tạo tài khoản, cấp quyền đăng nhập sau đó push cho nhân viên sử dụng.
  • Module báo cáo, tổng hợp doanh thu: Tổng hợp, thống kê doanh thu của nhà hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả nhận được đó là bảng tổng hợp doanh thu và danh sách hóa đơn đã được thanh toán trong khoảng thời gian đó.

Mô tả chi tiết module đăng nhập có các trường thông tin như sau:

  • Import username: Xuất hiện hộp văn bản để nhập tên đăng nhập theo địa chỉ email công ty đã đăng ký.
  • Import password: Admin nhập mật khẩu đăng nhập, mật khẩu sẽ được hiển thị dưới dạng dấu ‘*’
  • Click submit: Khi nhấn chuột vào nút này hệ thống sẽ xác nhận thông tin đăng nhập đúng hay sai. Ví dụ sai do tên đăng nhập hoặc mật khẩu thì sẽ hiển thị thông báo : “Tên đăng nhập/ Mật khẩu không đúng”, … 

Cách đọc và phân tích tài liệu mô tả chức năng phần mềm

    1. Đọc tài liệu để có cái nhìn tổng quan về dự án làm về cái gì, mảng nào, lĩnh vực nào?
    2. Dựa vào các kinh nghiệm thực tế đời sống hàng ngày, các nguồn tham khảo, kiến thức có từ sách vở, người xung quanh, tìm hiểu trên các thông tin điện tử , để có được cái nhìn đúng, hiểu đúng, tự hình dung ra các chức năng cơ bản cho sản phẩm sau khi xem bản mô tả.
    3. Đầu tiên sẽ đọc lướt overview trước tiên để ghi chú ra các chức năng chính, đầu mục sau đó mới đi đến đọc chuyên sâu , phân tích chi tiết các chức năng nhỏ.
    4. Đọc lại các chức năng cần làm của sản phẩm  một cách chi tiết
    5. Xác định các hoạt động, công việc cần thiết để triển khai dự án, tiến độ về thời gian, con người, team thực hiện  chịu trách nhiệm và các công cụ, máy móc đầu tư từ những Input hoặc Output.

Kết luận

Trong 3 loại mô tả yêu cầu của phần mềm BRD, SRS, FRS thì bản mô tả FRS (tài liệu mô tả chức năng phần mềm) là bản mô tả cuối cùng và chi tiết nhất mô tả một cách đầy đủ các tiểu tiết có trong yêu cầu chức năng của sản phẩm.

>>>Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone