Trang chủ » Kiến thức » Unit Test là gì? Tìm hiểu lợi ích của việc sử dụng Unit Test

Unit Test là gì? Tìm hiểu lợi ích của việc sử dụng Unit Test

Kiều Trịnh

Unit Test là gì? Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các Tester mới cần tìm hiểu. Đơn giản là vì Uni test mang đến rất nhiều lợi ích cho việc hoàn thiện các phần mềm. Là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm thử của các Tester hàng ngày. Vậy bạn đã hiểu hết khái niệm này hay chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những nội dung hữu ích đã có trong bài viết của Trung tâm Đào tạo Tester.

Unit Test là gì?

Unit Test là gì?

Dành cho những bạn chưa biết Unit Test hay Unit Testing là gì thì đây là hành động kiểm tra Unit. Hay còn gọi là kiểm tra từng phần riêng lẻ trong một phần mềm. Unit là những PM nhỏ nhất mà người kiểm thử có thể xem xét và phân tích như Function, class, Procedure hay Method. Việc chia thành nhiều phần nhỏ sẽ giúp việc kiểm tra được chi tiết và kỹ càng hơn. Điều đó cũng mang đến các kết quả có độ chính xác cao thông qua các dữ liệu được khoanh vùng nhỏ. 

Unit Test là gì?

Lợi ích của việc áp dụng Unit Test

Nếu đã hiểu Unit Test là gì rồi thì chắc bạn cũng biết được rằng đây là một phần không thể thiếu trong các quy trình kiểm thử. Đơn giản là vì việc viết Unit Test tốt sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho việc phát triển phần mềm. Cụ thể:

  • Đảm bảo và cải thiện chất lượng code: Vì Unit Test được thực hiện trong từng phần nhỏ nhất. Do đó, dễ dàng nhận diện và phát hiện lỗi sớm giúp tối ưu thời gian hoàn thành dự án. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo hơn khi được sàng lọc ngay từ những khâu nhỏ nhất.
  • Kiểm soát lỗi ngay từ ban đầu: Việt viết Unit Test trước khi code sẽ giúp dễ dàng phát hiện lỗi. Từ đó kiểm soát được toàn bộ quá trình phát triển phần mềm.
  • Dễ bảo trì và thay đổi: Khi viết Unit Test cho từng chức năng thì người phát triển phần mềm sẽ dễ dàng điều chỉnh ngay khi phát hiện lỗi.
  • Là nguồn tài liệu chi tiết: Chỉ cần nhìn vào Unit Test, Dev có thể nhận biết được các thành phần tương ứng với từng chức năng, nhiệm vụ của chúng.
  • Tối ưu thời gian, quy trình: Tester có thể kiểm thử từng thành phần riêng lẻ trong khi chờ các thành phần khác được hoàn thành.
  • Giảm thiểu chi phí: Thường thì chi phí sửa lỗi trong Unit Test sẽ không tốn kém như những giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, việc phát hiện lỗi từ sớm cũng giúp quá trình sửa lỗi được diễn ra đơn giản, tối ưu chi phí hơn. 

Các khái niệm liên quan đến Unit Test

Ngoài Unit Test là gì, vẫn còn rất nhiều khái niệm khác cần tìm hiểu như:

Các khái niệm liên quan đến Unit Test

Assertion

Assertion là từ dùng để chỉ từng bước nhỏ trong trong một quy trình Unit Test. Mặc dù là đơn vị test nhỏ nhất rồi nhưng Unit Test còn được phân chia thành từng bước để dễ dàng phát hiện lỗi. Tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà số Assertion cũng nhiều ít khác nhau. 

Test Point

Test Point được hiểu đơn giản là một Unit Test đơn vị hay Unit Test nhỏ nhất. Một Test Point thường chỉ gồm duy nhất một Assertion. Chúng được gửi đi với kết quả nhận về chỉ có đúng hoặc sai nên được dùng để kiểm tra một chi tiết code nào đó. Nhiều Test Point hợp lại sẽ thành một Test Case. Từ đó lớn dần lên thành Test Suite dùng để bao phủ một Module hay một hệ thống con.

Test Suite

Test Suite trong Unit Test là gì? Như đã bật mí ở trên, một tập hợp gồm nhiều Test Case sẽ được gọi là Test Suite. Chúng sẽ được tạo ra sau kế hoạch kiểm thử nhằm mục đích mô tả mục tiêu cũng như đích đến của quá trình Test. Trong đó gồm có nhiều thể loại kiểm thử như kiểm thử chức năng và phi chức năng. Đặc biệt, quá trình sẽ được diễn ra liên tục nhằm giúp tăng hiệu suất thử nghiệm.

Có 2 loại Test Suite phổ biến với các chức năng riêng biệt, cụ thể: 

  • Abstract Test Suite: Chủ yếu liên quan đến tầng trên cùng của hệ thống. Là tập hợp của những abstract test case.
  • Executable Test Suite: Cung cấp thông tin phục vụ cho các chương trình Test Suite.

Regression Testing (hoặc Automated Testing)

Ngay từ tên gọi đã có thể cho chúng ta thấy được phần nào bản chất của phương pháp kiểm thử này. Trong đó, Regression Testing được hiểu là quá trình Test được lặp đi lặp lại để sửa chữa các lỗi giống nhau. Từ đấy ngăn chặn các lỗi cũ tiếp tục phát sinh sau quá trình thay đổi. 

Regression Testing (hoặc Automated Testing)

Phương pháp này còn được gọi với tên gọi khác thân thuộc hơn là kiểm thử hồi quy. Các kỹ sư phần mềm sẽ thực hiện các bài tập, bài kiểm tra để biết được các chức năng cũ và mới sẽ hoạt động như thế nào sau khi thay đổi hệ thống. Có nhiều điểm khác biệt giữa các thời điểm hay không? Việc kết hợp giữa Regression Testing và Unit Testing sẽ giúp cho các đoạn mã cũ sẽ không bị ảnh hưởng khi hệ thống bảo trì. Trong khi đó, các đoạn mã mới vẫn đáp ứng được yêu cầu.

Production Code

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ phần mã chính của phần mềm. Chúng đã được hoàn thiện và sẽ bàn giao đến tay khách hàng.

Unit Testing Code

Unit Testing Code là phần mã phụ được sử dụng trong việc kiểm tra mã ứng dụng chính. Đây là mã do Tester tạo ra và không chuyển giao cho khách hàng.

Vòng đời của Unit Test

Vòng đời của một Unit Test là gì và sẽ diễn ra như thế nào? Thực tế, một UT sẽ có 3 trạng thái cơ bản nhất, gồm có: 

  • Fail: Trạng thái lỗi và thường được hiển thị bằng màu đỏ.
  • Ignore: Trạng thái tạm ngừng thực hiện tương ứng với màu vàng.
  • Pass: Trạng thái làm việc được mô tả qua màu xanh.

Khi khởi tạo một Unit Test thì cả 3 giai đoạn này sẽ được thay phiên nhau hoạt động. Điều đó giúp cho người kiểm thử có thể phát hiện ra lỗi một cách dễ dàng thông qua hệ thống nhận diện màu sắc. Đặc biệt, mỗi UT đều sẽ có sự hỗ trợ của rất nhiều PM.

Một Unit Test chỉ được coi là hiệu quả khi đáp ứng được các tiêu chí như: 

  • Có khả năng vận hành tự động và lặp đi lặp lại nhiều lần. 
  • Kiểm thử trong các vùng độc lập để tránh việc lãng phí tài nguyên cũng như thời gian.

Quy trình hoạt động của Unit Test

Quy trình hoạt động của Unit Test

Một Unit Test sẽ phải trải qua 3 bước theo một quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Tập hợp đầy đủ dữ liệu cần thiết cho quá trình Test. Trong đó gồm có khởi tạo đối tượng, xác định vùng kiểm tra, xây dựng bộ câu hỏi truy vấn dữ liệu… 

Bước 2: Lựa chọn phương thức cần kiểm tra và bắt đầu khởi động.

Bước 3: Theo dõi, rà soát và kiểm tra sự hoạt động đúng đắn của từng phương thức.

Bước 4: Kết thúc kiểm tra và tiến hành dọn dẹp tài nguyên.

Cách code hiệu quả với Unit Test

Nếu từng tìm hiểu Unit Test là gì thì chắc chắn bạn cũng biết được rằng đây là một quá trình khá đơn giản. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì cũng không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy, hãy tham khảo ngay một số kinh nghiệm được nhiều đàn anh đàn chị chia sẻ ngay dưới đây.

  • Hãy tập cách phân tích đa chiều để không bỏ lỡ bất cứ trường hợp nào có thể xảy ra. Đó có thể là việc ứng dụng bị treo khi có phép toán chia cho số 0 hay việc dữ liệu nhập làm một kết nối cơ sở dữ liệu thất bại… 
  • Tập viết nhiều đoạn mã Unit Test nhiều nhất có thể trong khi viết mã quan trọng. Điều đó sẽ giúp tăng khả năng phản xạ và tối ưu công việc hơn.
  • Số lượng dữ liệu quan sát cần được nhập đủ lớn để dễ dàng phát hiện sai sót trong mã. Bạn có thể sử dụng 3 nguyên tắc cơ bản như: Giá trị đầu vào hợp lệ thì kết quả cũng phải hợp lệ; Giá trí đầu vào không hợp lệ thì kết quả cũng không hợp lệ; Luôn tập trung để phát hiện và sửa lỗi càng sớm càng tốt, nhất là với những đoạn mã không ổn định với nguy cơ lỗi cao.
  • Nên xây dựng các lớp kiểm tra riêng tương ứng với đặc điểm của đối tượng nghiệp vụ hay đối tượng truy cập dữ liệu.
  • Cần thực hiện Unit Test mỗi ngày nhằm tránh tình trạng lỗi lặp lại.
  • Sử dụng kết hợp nhiều cách kiểm tra khác nhau.
  • Hãy luôn học hỏi, tham gia các khóa học tester để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
Cách code hiệu quả với Unit Test

Các công cụ thực hiện Unit Test

Công cụ Unit Test là gì? Rất đơn giản, đây là những phần mềm hỗ trợ Unit Testing tự động. Mục đích chính là nhằm giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và tăng năng suất làm việc. Cùng tham khảo ngay 3 phần mềm Unit Test được ưa chuộng nhất hiện nay. 

  • Junit: Công cụ này được sử dụng cho ngôn ngữ lập trình Java. Junit mang đến nhiều Assertions phục vụ cho việc kiểm tra và phát hiện lỗi ở các đoạn Code.
  • NUnit: Là công cụ mã nguồn mở được sử dụng cho hầu hết ngôn ngữ .NET. Bên cạnh đó, NUnit còn cho phép chạy song song các bài kiểm tra data-driven.
  • PHPUnit: Đây là công cụ được các lập trình viên PHP sử dụng hàng ngày. Cơ chế hoạt động của PHPUnit khá đơn giản khi sử dụng các đơn vị cơ bản của Code. Sau đó kiểm tra từng phần một cách riêng biệt nhằm tìm ra lỗi sai cần khắc phục.

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu Unit Test là gì cùng nhiều thông tin bổ ích liên quan. Đây sẽ là hành trang cho những Tester mới trên con đường phát triển sự nghiệp với nghề kiểm thử. Chúc bạn thành công và đừng quên để lại ý kiến ở dưới phần bình luận cho chúng tôi biết nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone