Trang chủ » Kiến thức » Automation Test là gì? Công dụng ra sao

Automation Test là gì? Công dụng ra sao

Admin

Automation Test là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về công việc này. Nhất là khi ngành kiểm thử đang là xu hướng và có nhiều tiềm năng để phát triển. Vậy bạn đã hiểu rõ khái niệm Automation Test hay chưa? Nếu chưa thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của Daotaotester nhé.

Automation Test là gì?

Automation Test là gì?

Dành cho những bạn chưa biết Automation Test là gì thì có thể hiểu rất đơn giản là việc kiểm thử bàng máy. Thay vì test bằng tay, ta để máy thực hiện những công việc mà Tester phải làm. Trong đó bao gồm khởi động hệ thống, nhập dữ liệu đầu vào, kiểm tra so sánh với dữ liệu đầu ra và ghi kết quả.

Automation Test là gì?

Automation Testing đóng một vai trò quan trọng, góp phần nâng cao năng suất kiểm thử. Giảm thiểu lỗi cũng như sự nhàm chán với việc kiểm thử bằng tay trong một thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại.

Automation Test là một quá trình xử lý tự động các bước thực hiện một test case. Quá trình đó sẽ được thực hiện bởi phần mềm là Automation Testing Tool. Mục đích của Tester là tìm bug nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hỗ trợ để làm ra sản phẩm tốt nhất.

Ưu điểm của Automation Test

  • Độ tin cậy cao: Công cụ kiểm thử tự động có sự ổn định cao vì hoạt động theo quy trình định sẵn, đặc biệt trong trường hợp nhiều test case. Tránh được nhiều trường hợp lỗi do con người tạo ra khi kiểm tra thủ công. Ví dụ như nhập sai dữ liệu.
  • Khả năng lặp: Việc có thể test cách phần mềm xử lý (tính năng/hiệu năng) khi gặp tình huống chạy lặp đi lặp lại nhiều lần trên cùng script test giúp các Tester xử lý trường hợp lặp đi lặp lại các thao tác như: click, nhập dữ liệu, check kết quả,…). Đây còn gọi là performance/load testing.
  • Khả năng tái sử dụng: Với automation test, ta có thể tái sử dụng test trên nhiều phiên bản khác nhau của ứng dụng ngay cả khi có sự thay đổi giao diện. Có thể test ở nhiều môi trường khác nhau: môi trường test; môi trường beta; môi trường production.
  • Tốc độ cao: Automation test giúp chạy test với tốc độ nhanh hơn ít nhất 10 lần so với test bằng tay. Nếu cần 5 phút để thực thi một test case thủ công thì có thể chỉ cần khoảng 30s để thực thi một cách tự động.
  • Chi phí thấp: Nếu áp dụng kiểm thử tự động đúng cách, chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian và nhân lực. Bởi kiểm thử tự động nhanh hơn nhiều so với kiểm thử thủ công. Đồng thời nhân lực cần để thực thi và bảo trì scripts không nhiều.
  • Hiệu quả cao: Giúp nâng cao kỹ năng phân tích vấn đề và kỹ năng quản lý sự cố.

Nhược điểm Automation Test

  • Vấn đề chi phí: Nhiều tool có chi phí rất cao
  • Khó mở rộng, khó bảo trì: Trong cùng một dự án, để mở rộng phạm vi cho kiểm thử tự động khó hơn nhiều so với kiểm thử thủ công. Vì cập nhật hay chỉnh sửa yêu cầu nhiều công việc như debug, thay đổi dữ liệu đầu vào và cập nhật code mới.
  • Khả năng bao phủ thấp: Do khó mở rộng và đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình nên độ bao phủ của kiểm thử tự động thấp (Xét trên góc nhìn toàn dự án).
  • Vấn đề công cụ và nhân lực: Hiện nay cũng có nhiều công cụ hỗ trợ kiểm thử tự động khá tốt nhưng chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra nhân lực đạt yêu cầu (có thể sử dụng thành thạo các công cụ này) cũng không nhiều.
  • Tốn thời gian: Có những dự án không nên chạy Automation Test, nhưng nhiều Tester vẫn hiểu nhầm và chạy Automation Test. Điều này vô tình dẫn đến mất thời gian, resource, công sức. Vậy nên để có thể áp dụng tốt đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài hơn để thiết kế, cài đặt kỹ càng trước khi chạy dự án.
  • Nhân lực: Đòi hỏi Tester có kinh nghiệm về technical và kỹ năng lập trình,… Điều đó đồng nghĩa với mức lương phải trả cho Tester cao.

Quy trình thực hiện Automation Test

Ngoài việc tìm hiểu Automation test là gì, chúng ta cũng phải biết tiến trình thực hiện. Trong đó, các bước cần nắm được trong quy trình kiểm thự tự động bao gồm:

Quy trình thực hiện Automation Test

Chọn công cụ kiểm thử (Tool test)

Bước đầu tiên mà Tester cần thực hiện chính là xác định mục tiêu chính. Sau đó tiến hành chọn công cụ kiểm thử phù hợp bởi trên thị trường có rất nhiều Tool. Thế nhưng mỗi Tool lại có những đặc điểm và thiết kế để phục vụ mục đích khác nhau. Để chọn được công cụ phù hợp, bạn cần cân nhắc đến một số yếu tố như: Tool miễn phí hay yêu cầu trả phí, các thành viên có biết sử dụng hay không, Tool có những chức năng gì, hỗ trợ ngôn ngữ nào…

Xác định phạm vi kiểm thử tự động

Sau khi chọn được công cụ kiểm thử phù hợp, chúng ta cần xác định phạm vi hoạt động. Các yếu tố cơ bản cần quan tâm lúc này gồm có:

  • Dựa trên tính chất đặc thù của ngành kinh doanh.
  • Lượng dữ liệu cần kiểm thử tự động.
  • Tính khả thi về mặt kỹ thuật trong quá trình test.
  • Giữa các ứng dụng có những chức năng chung nào.
  • Có thể tái mở rộng các thành phần kinh doanh để sử dụng lại được không.
  • Khả năng dùng để kiểm thử trên nhiều trình duyệt.
  • Các trường hợp cần kiểm thử có độ phức tạp như thế nào.

Lên kế hoạch test, thiết kế và phát triển

Đây là giai đoạn quan trọng cần thực hiện với các công đoạn chủ yếu như:

  • Chọn công cụ kiểm thử tự động phù hợp
  • Lên kế hoạch, thiết kế Framewwork.
  • Xác định những nhiệm vụ trong và ngoài phạm vi thử nghiệm.
  • Lên lịch và kịch bản kiểm thử với thời gian cùng nhiệm vụ cụ thể.
  • Chuẩn bị tài liệu cần cho quá trình kiểm thử tự động

Thực thi

Bắt đầu thực hiện kiểm thử tự động bằng các công cụ đã chuẩn bị trước. Đồng thời dựa vào kịch bản và kế hoạch test theo từng bước cụ thể. Sau đó viết báo cáo chi tiết để xác định lỗi cần fix nhanh chóng.

Bảo trì sau Test

Xem xét, bảo trì cho từng hệ thống thông qua các kịch bản test tự động. Nhất là khi các chức năng mới được thêm vào. Đây là một công việc cần làm để nâng cao hiệu quả khi viết automation test.

Các công cụ hỗ trợ Automation test

Có rất nhiều công cụ được sử dụng cho việc kiểm thử tự động như:

  • Katalon Studio
  • Selenium
  • Appium
  • TestComplete
  • Cypress
  • Ranorex Studio
  • Perfecto
  • LambdaTest
  • Postman
  • SoapUI
  • Eggplant Functional
  • Tricentis Tosca
  • Apache JMeter
  • Robot Framework
  • Protractor

Mỗi công cụ đều có những tính năng và ưu nhược điểm riêng. Vậy nên để lựa chọn được người bạn đồng hành phù hợp, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng.

Các phương pháp tiếp cận Automation test

Các phương pháp tiếp cận Automation test

Việc tìm hiểu các phương pháp tiếp cận cũng giúp chúng ta hiểu rõ Automation Testing là gì hơn. Cụ thể có 3 hướng chính:

  • Theo hướng Code: Thực hiện các thử nghiệm theo vòng lặp để hiểu cơ chế hoạt động của các phần code. Phương pháp này thích hợp cho việc phát triển các phần mềm nhanh.
  • Theo hướng test giao diện người dùng đồ họa (GUI): Mục đích là để ghi lại các hành động của người dùng và tiến hành phân tích thông qua đồ họa Gui.
  • Theo hướng Test Automation Framework: Để tạo bộ kiểm thử tự động hóa, chúng ta sẽ cần sử dụng các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy trình thực thi. Người ta gọi đó là Framework. Testing automation framework mang đến nhiều lợi ích như: Có thể tái sử dụng, phạm vi bao phủ rộng, chi phí bảo trì thấp, dễ dàng báo cáo…

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Automation Tester

  • Hiểu nguyên lý nhận dạng test objects. Nếu làm Web Automation Test cần nắm rõ HTML và XPath. Bạn có thể học hai mảng này ở Trung tâm Đào tạo Tester.
  • Hiểu nguyên lý lập trình và thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Web Automation Engine được dùng phổ biến ở thị trường hiện nay là Selenium WebDriver, có kết hợp cho các ngôn ngữ Java, C#, Ruby, Python…
  • Không bỏ qua SQL và XML. 
  • Đa số các dự án lập trình đều cần có cơ sở dữ liệu. XML được hiểu như một phần của portal database và XML cũng được sử dụng khá nhiều hiện nay.
  • Những bạn muốn đi sâu vào thiết kế tốt framework/common library thì nên tìm hiểu sâu về software design pattern.
  • Làm Automation Tester là liên quan đến coding nên các bạn cần quan tâm đến những kỹ năng của code như debug, source version control, coding convention, unit testing… Tìm kiếm các từ khóa này trên Google là thấy ngay tài liệu.
  • Ham học hỏi những cái mới trong chuyên môn.

Một số lời khuyên dành cho Automation Test

Một số lời khuyên dành cho Automation Test

Phải xác định thông tin cẩn thận với khách hàng: Có nhiều trường hợp sản phẩm được tạo ra mà không phải cái khách hàng cần. Để tránh rơi vào trường hợp khó xử này, chúng ta nên viết recap sau đó gửi cho khách hàng. Yêu cầu họ trả lời và xác nhận email. Bởi đó là bằng chứng nếu khách hàng chối bỏ sản phẩn cũng như một lần nữa chốt lại vấn đề, tránh hiểu nhầm về sau.

Không bảo thủ: Khách hàng đến với mình vì họ không có kinh nghiệm chuyên sâu về cái đó. Vì vậy nếu không chịu lắng nghe mong muốn của khách hàng mà chỉ cho rằng khách không hiểu biết gì, cố bảo vệ quan điểm của mình và thuyết phục khách hàng, như vậy sẽ mất thời gian xử lý cũng như hợp tác các bên sẽ không vui vẻ. Chúng ta nên tìm cách giải quyết thay vì bác bỏ ngay từ đầu ý kiến của khách hàng để dự án được thành công tốt đẹp.

Sự khác nhau giữa Manual Test và Automation Test là gì

Sự khác nhau giữa Manual Test và Automation Test là gì

Để hiểu rõ Automation Test là gì và sự khác biệt giữa kiểm thử thủ công với kiểm thử tự động, chúng tôi đã lập bảng so sánh chi tiết dưới đây.

So sánh Manual Test Automation Test
Khái niệm Kiểm thử thủ công hay còn được gọi là quá trình kiểm thử thực hiện bởi các Tester Kiểm thử tự động thông qua các công cụ hỗ trợ trực tiếp.
Thời gian Test Đòi hỏi nhiều thời gian cũng như nhân sự để thực hiện Test. Tối ưu thời gian với các công cụ kiểm thử tự động tiên tiến.
Độ tin cậy Chưa cao do có nhiều yếu tố tác động đến quá trình kiểm thử Đáng tin cậy hơn bởi quá trình test được thực hiện bởi các công cụ đã được thiết lập sẵn với độ chính xác cao.
Chi phí đầu tư Cần nhiều nhân lực tham gia kiểm thử Đầu tư vào công cụ test là chính và cần chiêu mộ các kĩ sư Auto, hiểu vê cơ chế hoạt động của các công cụ.
Làm báo cáo File báo cáo thường hiển thị dưới dạng word, excel Có thể đăng nhập vào công cụ để xem kết quả trực tiếp, khá tiện lợi.
Kiểm thử hiệu năng/Performance Testing Không kiểm thử hiệu năng được Cần sử dụng Tool phù hợp cho kiểm thử hiệu năng
Kiến thức lập trình Không yêu cầu biết code Cần có kiến thức căn bản về lập trình để biết kịch bản Test tự động
Các trường hợp sử dụng Phù hợp cho công việc Test khám phá Usability; Exploratory Testing; Kiểm thử dựa vào thực tế; Adhoc Testing. Phù hợp cho việc Test hiệu năng, Test hồi quy với các trường hợp thường xuyên lặp đi lặp lại.

Tạm kết

Những thông tin cơ bản về kiểm thử tự động đã được cập nhật chi tiết bên trên. Hy vọng rằng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ Automation Test là gì, ưu nhược điểm, chức năng và các công cụ thường dùng. Đây là một nghề đang rất khan hiếm nhân lực nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển với mức lương đáng mơ ước.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone