Trang chủ » Kiến thức » Công việc của tester bao gồm những gì? Trang bị gì để trở thành Tester?

Công việc của tester bao gồm những gì? Trang bị gì để trở thành Tester?

Kiều Trịnh

Công việc của tester là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi của nhiều người, nhất là khi tester hiện đang là một ngành rất khát nhân lực với nhiều cơ hội thăng tiến. Vậy bạn đã sẵn sàng khám phá một ngày làm việc cụ thể của các chuyên viên kiểm thử cùng với chúng tôi rồi chứ? Cùng Trung tâm Đào tạo Tester tìm hiểu ngay bây giờ.

Công việc của tester

Công việc của tester là gì?

Tester vẫn được hiểu một cách đơn giản là những người kiểm tra phần mềm để tìm ra các lỗi sai còn tiềm ẩn. Mục đích cuối cùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi đến tay khách hàng. 

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng công việc của tester không hề dễ dàng như vậy. Họ có thể sẽ phải thực hiện việc test lặp đi lặp lại hàng ngày một cách nhàm chán. Chưa kể đến các vấn đề nảy sinh khi giao tiếp với các bộ phận khác, nhất là Dev. Vậy cụ thể thì một tester sẽ làm những công việc gì?

Công việc của tester là gì?

Xác định yêu cầu về kỹ thuật

Công việc của 1 tester sẽ bắt đầu bằng việc xác định các yêu cầu kỹ thuật của dự án. Trong giai đoạn đầu tiên, nhiệm vụ của chuyên viên kiểm thử sẽ là phân tích tài liệu Prototype (Tài liệu đặc tả yêu cầu). Mục đích chính là để tìm hiểu rõ yêu cầu của khách hàng cho sản phẩm đang hướng đến.

Trong đó gồm có 2 dạng yêu cầu chính là Functional (Chức năng) và Non-Functional (Phi chức năng). Functional sẽ là các chỉ tiêu về tính năng của sản phẩm. Trong khi đó Non-Functional lại liên quan đến hiệu năng, tính hữu ích và tính bảo mật. Lúc này, Tester cần đảm bảo hiểu và xác định được mình cần kiểm tra những gì. Từ đó lên kế hoạch kiểm thử và triển khai trong thời gian được phân công. 

Phát hiện vấn đề của phần mềm

Đây chính là công việc chính của tester. Theo đó, các chuyên viên kiểm thử sẽ dựa vào test plantest case để tìm kiếm các lỗi đang tiềm ẩn trong sản phẩm. Đó là tất cả yếu tố từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. 

Phát hiện vấn đề của phần mềm

Để phát hiện được lỗi còn tồn đọng, tester sẽ thực hiện kiểm thử thủ công hoặc automation test nhiều lần. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn vì sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại. 

Ngăn ngừa lỗi phát sinh

Ngăn ngừa lỗi cũng là một trong những công việc của tester. Mục tiêu hướng đến của họ là phải làm sao để hạn chế tối đa lỗi có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó, tester sẽ phải có khả năng quan sát cũng như đánh giá phần mềm. Làm mọi cách để tìm ra các lỗi tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt là ngăn ngừa phát sinh lỗi ngay từ khâu thiết kế ban đầu. Thường thì điều này sẽ được đúc kết qua kinh nghiệm làm việc của từng người. 

Các công việc khác của Tester

Thực tế thì công việc của một tester sẽ không chỉ gồm những tác vụ trên. Tester sẽ phải làm nhiều việc khác như: Giao tiếp với khách hàng, các bộ phận, viết báo cáo test hàng ngày, kiểm tra lại sau khi fix bug… Đôi khi họ còn đóng góp trong việc đưa ra hướng giải quyết cho các Dev.

Những yêu cầu để trở thành tester

Công việc của tester cũng không quá nhiều và chúng thường lặp đi lặp lại. Vậy, chúng ta sẽ cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng được yêu cầu công việc? Dưới đây là 3 yếu tố cần có để bạn có thể thăng tiến trên con đường sự nghiệp với nghề kiểm thử.

Những yêu cầu để trở thành tester

Kiến thức cơ bản

Tester sẽ cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản như: Công nghệ thông tin, kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng, cách sử dụng Internet… Đây sẽ là cơ sở để bạn có thể biết cách đọc hiểu các phần mềm. Từ đó mới dễ dàng nhận dạng các lỗi sai cho việc sửa chữa kịp thời. Nếu không có kiến thức cơ bản, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Thậm chí là không thể thấy được tương lai phát triển với nghề kiểm thử dù thị trường vẫn đang thiếu nhân lực trầm trọng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên học hỏi thêm các kiến thức về lập trình như SQL, CSS hay HTML. Dù không yêu cầu phải quá giỏi nhưng nếu tự trang bị được thì bạn sẽ có nhiều cơ hội để tiến xa hơn. Đặc biệt sẽ phục vụ rất tốt cho công việc bởi bạn sẽ phải viết Code hàng ngày để kiểm tra phần mềm.

Kiến thức chuyên sâu

Công việc của tester cũng đòi hỏi họ cần phải có các kiến thức chuyên sâu về ngành. Điều này sẽ ảnh hưởng phần lớn đến khả năng thiết kế test case cũng như hiệu quả của quá trình test. Quyết định chất lượng sản phẩm sau cùng có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không. Chỉ khi hiểu sâu về ngành kiểm thử, bạn mới có nhiều cơ hội để thăng tiến với mức lương đáng mơ ước.

Kiến thức chuyên sâu

Dưới đây là một số kiến thức mà bất cứ chuyên viên kiểm thử nào cũng phải nắm rõ trong lòng bàn tay:

  • Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về cơ sở dữ liệu SQL: Bạn cần biết cách đọc hiểu, tổ chức, sắp xếp các dữ liệu một cách hợp lý trên nhiều hệ cơ sở dữ liệu khác nhau như MySQL, Oracle,…
  • Biết cách vận hành của hệ điều hành Linux: Điều này sẽ có ích rất nhiều cho quá trình test, hỗ trợ kiểm thử tối ưu. Nhất là khi hầu hết ứng dụng đều được triển khai trên máy Linux. Đơn cử như: Application Server, Web-Services, Databases.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ như: Test Management tools (Quản lý hoạt động kiểm thử); Defect Tracking tools; Jira, QC, Bugzilla hay các Automation tools như Ranorex, Selenium và Cucumber. Tất cả sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình kiểm thử, giúp nâng cao chất lượng phần mềm.

Kỹ năng mềm

Nếu muốn trở thành một tester chuyên nghiệp, bạn cũng phải trang bị thêm các kỹ năng mềm:

  • Phân tích: Tester cần biết cách phân tích tình huống để có thể đưa ra giải pháp phù hợp. 
  • Giao tiếp: Công việc của tester thường gắn liền với nhiều bộ phận khác, nhất là với phòng phát triển phần mềm. Do đó, bạn cũng phải trang bị các kỹ năng trình bày, đàm phán để mang lại hiệu quả khi giao tiếp. 
  • Lập kế hoạch: Bạn cần biết cách xác định các yêu cầu và lên kế hoạch test cụ thể. Ghi chép tất cả một cách đầy đủ để phân bổ ngân sách, thời gian sao cho phù hợp với yêu cầu các dự án.
  • Viết báo cáo: Đây cũng là một kỹ năng khá quan trọng. Tester cần đảm bảo báo cáo chi tiết, dễ hiểu, cung cấp trình trạng chính xác của phần mềm cho các bên liên quan.  
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với các thành viên trong nhóm. Bởi vậy nên đây sẽ là một kỹ năng vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc chung.
  • Tổ chức và quản lý thời gian: Mỗi dự án đều có thời hạn bàn giao cho khách hàng. Bởi vậy nên việc sắp xếp thời gian hợp lý sẽ giúp bạn có thể nâng cao năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Quan trọng hơn là có thể bàn giao sản phẩm đúng tiến độ cho khách hàng.

Mức lương của tester tại Việt Nam

Công việc của tester đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và thật cẩn thận. Đôi khi họ sẽ phải thực hiện test liên tục hàng chục giờ liền để đảm bảo chất lượng phần mềm đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Thậm chí là đồng hành cùng với Dev bất kể ngày đêm trong giai đoạn gấp rút của các dự án. Vậy mức lương của Tester là bao nhiêu? 

Mức lương của tester tại Việt Nam

Theo khảo sát, một tester có thể nhận được lương từ 8-30 triệu tùy theo nhiều yếu tố như năm kinh nghiệm, nguồn lực công ty… Nếu tính trung bình thì mức lương phổ biến của nhân viên kiểm thử tại Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 15.800.000 VNĐ/Tháng. 

Dù không phải con số quá ấn tượng nhưng vẫn nhỉnh hơn so với nhiều ngành nghề khác. Đặc biệt tester còn là một ngành đang rất thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Do đó, đây sẽ là cơ hội cho những bạn có hứng thú với công nghệ thông tin. Thậm chí là cả sinh viên mới ra trường, người trái ngành.

Đọc đến đây thì chắc bạn cũng hình dung được những công việc của Tester là gì rồi. Hy vọng chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc cho những ai đang có ý định chuyển hướng với một ngành mới đang HOT. 

Xem thêm: Những kỹ năng Tester cần có

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone