Trang chủ » Kiến thức » Những điều bạn cần biết về Kiểm thử chức năng ( Functional Testing )

Những điều bạn cần biết về Kiểm thử chức năng ( Functional Testing )

Admin

Nếu bạn là một Tester thì có lẽ đã rất quen thuộc với các phương pháp kiểm thử. Kiểm thử phần mềm được coi là bước cuối cùng trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng, thông thường sẽ có hai mức độ kiểm thử chính là Kiểm thử chức năng và Kiểm thử phi chức năng. Trong bài viết hôm nay Daotaotester sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Kiểm thử chức năng (Functional Testing).

Kiem thu chuc nang

Kiểm thử chức năng là gì? 

Kiểm thử chức năng (hay Functional Testing) là một trong các quy trình nhằm đảm bảo chất lượng bên trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Ngoài ra, Kiểm thử chức năng còn được biết đến là một loại kiểm thử hộp đen bởi mã nguồn của ứng dụng không được xem xét trong quá trình kiểm thử. Các chức năng sẽ được kiểm tra thông qua việc nhập các giá trị đầu vào và qua đánh giá kết quả đầu ra mà không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc hay các cài đặt bên trong của ứng dụng đó.

Mục đích của việc Kiểm thử chức năng là kiểm thử từng chức năng của ứng dụng. thông qua đó có thể biết được các yêu cầu chức năng đã đề xuất trước đó có liệu đạt hay không. Functional Testing sẽ giúp bạn ngăn chặn nhiều lỗi xuất hiện trong một thời điểm cũng như có thể tránh được việc kiểm thử dư thừa các chức năng không cần thiết. 

Dưới đây là những kỹ thuật thường được dùng trong kiểm thử chức năng:

User Navigation Testing: Kiểm thử điều hướng người dùng 

Transaction Screen Testing: Kiểm thử thao tác trên màn hình 

Report Screen Testing: Kiểm thử màn hình báo cáo 

Transaction Flow Testing: Kiểm thử luồng thực hiện

Report Flow Testing: Kiểm thử luồng báo cáo

Mục tiêu của việc Kiểm thử chức năng 

Muc dich Kiem thu chuc nang

Mục tiêu của việc Kiểm thử chức năng là để kiểm tra các chức năng nhập chính, chức năng nhất thiết phải sử dụng được và kiểm tra luồng của GUI màn hình. Bên cạnh đó còn kiểm tra chức năng hiển thị thông báo lỗi để giúp cho người dùng có thể dễ dàng điều hướng trong suốt quá trình sử dụng ứng dụng. 

Các bước kiểm thử chức năng

 Kiểm thử chức năng (Functional Testing) thường bao gồm 5 bước sau:

  • Xác định các phần mềm và chức năng sẽ thực hiện.
  • Dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng để tạo ra các dữ liệu đầu vào.
  • Dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng để xác định kết quả đầu ra dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng.
  • Tiến hành thực hiện các trường hợp kiểm thử
  • So sánh kết quả thực tế đạt được và kết quả mong muốn.

Các loại Kiểm thử chức năng – Functional Testing

kiem thu chuc nang

Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)

Đây là loại kiểm thử được chạy bởi người phát triển chạy tương ứng cho từng đơn vị mã nguồn, được thực hiện trước khi chuyển giao cho đội kiểm thử để thực hiện những test case chính thống. Developer sẽ sử dụng bộ dữ liệu kiểm thử từ test case để đảm bảo chất lượng.

Mục đích của Unit testing trước hết là cô lập từng phần của chương trình, sau đó kiểm tra các bộ phận độc lập đó đã hoạt động chính xác theo yêu cầu hay chưa.

Hạn chế của Kiểm thử đơn vị là không thể đánh giá mọi tình huống có thể xảy ra trong chương trình  cũng như không thể tìm được lỗi của ứng dụng. Loại kiểm thử này bị giới hạn bởi bộ dữ liệu test và các tình huống mà một developer sử dụng để kiểm thử chương trình.

Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)

Kiểm thử tích hợp là là việc kiểm tra luồng dữ liệu từ một module này cho đến một module khác, được thực hiện bởi Tester. Tích hợp ở đây hay còn được hiểu là kết hợp, hiểu một cách đơn giản, ví dụ trong quá trình kiểm thử này, các module phần mềm khác nhau sẽ được kiểm tra và kết hợp thành một nhóm nhằm đảm bảo rằng hệ thống tích hợp đã sẵn sàng để kiểm thử hệ thống.

Có hai kiểu kiểm thử tích hợp là Tích hợp từ dưới đi lên (Bottom-up integration) và tích hợp từ trên đi xuống (Top-down integration):

  • Tích hợp từ dưới đi lên nghĩa là kết hợp các thành phần và chức năng của hệ thống, cụ thể hơn là việc kiểm thử sẽ được bắt đầu bằng unit test, sau đó sẽ đi đến mức cao hơn.
  • Tích hợp từ trên đi xuống: Thử nghiệm bắt đầu từ những module cấp cao nhất rồi đến các module cấp thấp.

Ở trong môi trường phát triển phần mềm hiện đại như hiện nay, việc kiểm thử từ dưới lên được thực hiện đầu tiên sau đó mới là kiểm thử từ trên xuống. Tốt nhất là nên sử dụng các kịch bản kiểm thử dựa trên tình huống thực tế, sau nhiều vòng kiểm thử trên ứng dụng hoàn chỉnh thì quá trình kiểm thử này sẽ kết thúc.

kiem thu chuc nang

Kiểm thử hệ thống (System Testing)

Kiểm thử hệ thống được sử dụng để  kiểm tra sự tương tác tổng thể của các thành phần và thực hiện trên một hệ thống hoàn chỉnh, tích hợp. System Testing liên quan đến hiệu suất, tải, độ tin cậy và kiểm tra bảo mật, nó cho phép kiểm tra sự tuân thủ của hệ thống theo yêu cầu.

Kiểm thử hệ thống là bước đầu tiên trong vòng đời phát triển phần mềm nơi mà ứng dụng sẽ được kiểm tra toàn bộ, được kiểm thử kỹ để xác minh xem nó có đáp ứng các mô tả về kỹ thuật và chức năng hay không.

Ứng dụng sẽ được kiểm thử trong một môi trường gần giống với môi trường thực tế, nơi mà sản phẩm sẽ được cài đặt. Ứng dụng sẽ được kiểm thử kỹ để xác minh xem nó có đáp ứng các mô tả về chức năng cũng như phi chức năng để thử nghiệm.

Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing)

Kiểm thử chấp nhận là loại kiểm thử để xem các yêu cầu của hợp đồng hoặc đặc điểm kỹ thuật có được đáp ứng được với những yêu cầu của khách hàng hay không. Acceptance Testing về cơ bản được thực hiện bởi khách hàng hoặc người dùng.

Đây là một loại kiểm thử quan trọng, Kiểm thử chấp nhận được thực hiện bởi đội QA để đánh giá xem liệu ứng dụng đó có đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các thông số kỹ thuật hay không.

Loại kiểm thử này không chỉ để tìm ra các lỗi sai đơn giản mà còn chỉ ra các lỗi về bảo mật có thể gây sập hệ thống.

Thông qua Kiểm thử chấp nhận, nhóm QA sẽ kết luận được sản phẩm đó có thể bàn giao cho khách hàng được hay chưa, khách hàng đã hài lòng với các tính năng của hệ thống chưa.

kiem thu chuc nang

Như vậy, mỗi loại kiểm thử đều có một mục đích cụ thể và cung cấp giá trị đến cho vòng đời phát triển của phần mềm. Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại Kiểm thử chức năng này cũng như những mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc kiểm thử này trong vòng đời phát triển của một ứng dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone