Trang chủ » Kiến thức » System test là gì? Tìm hiểu chi tiết về kiểm thử hệ thống

System test là gì? Tìm hiểu chi tiết về kiểm thử hệ thống

Admin

Để sản phẩm phần mềm được kiểm tra một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất thì người kiểm thử sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn test khác nhau. Theo thứ tự từ Unit Testing cho tới Acceptance Testing chắc chắn System Test là cấp độ không thể bỏ qua, nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định với chất lượng và hiệu quả của sản phẩm phần mềm. Để hiểu rõ hơn về System Test là gì, đặc biệt và quy trình thực hiện ra sao hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

System testing là gì? Tìm hiểu chi tiết về kiểm thử hệ thống

System test là gì?

System test là gì? Tại sao nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm thử sản phẩm, dự án phần mềm?

System Test hay còn được gọi là kiểm thử hệ thống, đây là quá trình kiểm tra, theo dõi của 1 ứng dụng phần mềm bất kỳ đã được tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết. Bên cạnh đó dựa vào mô tả của dữ liệu cho trước để xác định lại hoạt động của hệ thống đã đúng với kế hoạch hay chưa.

Mục đích của quá trình kiểm thử này nhằm xác định lại các thông số kỹ thuật có trong dự án từ đầu chương trình tới cuối chương trình. Chính vì vậy, nó thường được thực hiện ngay sau khi kết thúc Integration Test và Unit Test. 

Hiểu đơn giản thì kiểm thử hệ thống chính là quá trình kiểm tra các bộ phận khác nhau để đáp ứng mục đích duy nhất là hệ thống được vận hành ổn định toàn bộ hệ thống thông qua máy tính.

System test la gi
System test la gi

Để hiểu hơn về System Test là gì, cũng như đặc điểm cơ bản của chúng hãy theo dõi trong phần tiếp theo sau đây của chúng tôi nhé!

System test có những đặc điểm gì?

  • System Test giúp tester có thể nhanh chóng kiểm tra toàn bộ hệ thống hoặc phần mềm ứng dụng thông qua SDLC – Vòng đời phát triển của sản phẩm.
  • Dựa vào các yêu cầu về chức năng có trong kế hoạch đưa ra trước đó để đánh giá lại mức độ hoạt động hiệu quả của 1 hệ thống hoàn chỉnh. 
  • Kết hợp với các yêu cầu về chức năng, giúp người kiểm thử có thể xác nhận lại toàn bộ cấu trúc của phần mềm.
  • Staging Server trong System Test sẽ hoạt động giống với 1 môi trường với chức năng để thực hiện các công việc thử nghiệm.
  • Nằm trong danh mục Black Box Testing – kiểm thử hộp đen.
  • System Testing bao gồm cả kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng.
  • Sau khi thực hiện thành công, sản phẩm của bạn sẽ hạn chế xảy ra sự cố và bảo trì hệ thống.
  • Tuy nhiên, với phương pháp kiểm thử này yêu cầu đội ngũ tester phải làm việc độc lập với Developer.
System test la gi
System test la gi

Điều kiện tiên quyết của System Test

Bên cạnh hiệu hiểu rõ về đặc điểm của System Test là gì? Thì điều kiện thực hiện cũng là yếu tố quan trọng quyết định với thành công và hiệu quả của dự án phần mềm. 

Vì thể thực hiện việc kiểm thử hệ thống thành công thì trước khi thực hiện người kiểm thử phải đáp ứng đủ 4 điều kiện cần thiết và quan trọng sau đây: 

  • Các chức năng của phần mềm phải được thống nhất và đồng bộ trước khi kiểm tra.
  • Trên sản phẩm phần mềm đã được trang bị đầy đủ các kiểm thử tích hợp.
  • Mọi chức năng và bộ phận trong phần mềm cần được phát triển hoàn chỉnh.
  • Môi trường kiểm thử luôn luôn sẵn sàng trước khi quy trình System test được thực hiện.

Các loại system test

Performance Testing

Đây là 1 trong những điều kiện giúp người kiểm thử có thể nhanh chóng kiểm tra về hiệu suất hoạt động của hệ thống khi trong điều kiện môi trường khác nhau. 

Load Testing

Là phương pháp được thực hiện trong kiểm thử hệ thống nhằm mục đích xác định kết quả của dự án và đánh giá việc chịu tải Real – Time có thực sự ổn định trong khi có nhiều người truy cập và sử dụng hay không?

Stress Testing

Là loại kiểm thử phần mềm được thực hiện trong System Testing nhằm thực hiện kiểm thử về tính ổn định của hiệu suất và độ tin cậy của sản phẩm ứng dụng, phần mềm đó. 

System test la gi
System test la gi

Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kiểm tra về độ bền, khả năng fix lỗi trong điều kiện dữ liệu tải cực nặng. Từ đó mới đảm bảo về ứng dụng phần mềm đó sẽ không xảy ra tình huống “bị sập” dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.

Scalability Testing

Scalability Testing được thực hiện để đảm bảo mọi dữ liệu có trong hệ thống đều được mở rộng theo đúng kế hoạch về quy mô hoặc mở rộng tài nguyên, mở rộng địa lý.

Quy trình thực hiện system test

Với các thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn phần nào bạn đã hiểu rõ về tầm quan trọng của System Test đối với 1 dự án phần mềm bất kỳ. Chính vì thế quy trình thực hiện System Test  là 1 trong cơ sở dữ liệu giúp người kiểm thử có thể dựa vào và thao tác để tránh các trường hợp sai sót xảy ra gây ảnh hưởng tới chất lượng dự án.

Tùy theo yêu cầu mỗi dự án phần mềm sẽ có quy trình System Test khác nhau, nhưng thông thường tester sẽ phải thực hiện đầy đủ 6 bước cơ bản và phổ biến nhất dưới đây:

System testing là gì?

Bước 1: Tạo kế hoạch test ( Test Plan)

Với bất kỳ dự án nào trước khi bắt tay vào công việc kiểm tra thì tester sẽ phải lên đầy đủ và chi tiết về kế hoạch test. 

Kế hoạch phải đầy đủ các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm thử như xác định mục tiêu, phạm vi thực hiện test, lên chiến lược, đưa ra phương pháp kiểm thử tự động hoặc thủ công, xác định dữ liệu đầu vào và đầu ra cho dự án…..

Bước 2: Tạo dữ liệu Test Case

Đối với các trường hợp kiểm thử thường dựa vào sự chuẩn bị của các yêu cầu và use case, chẳng hạn như giao diện của phần mềm, các yếu tố về kỹ thuật, hiệu suất hoặc chức năng của sản phẩm đó…

Bước 3: Lựa chọn Test Data

Khi hoàn thành Test Case thì các dữ liệu này sẽ kết hợp với nhau để đưa ra dữ liệu Test Data cần thiết. Và đây cũng chính là dữ liệu đầu vào quan trọng giúp nhóm kiểm thử đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bước 4: Thực thi Test Case

Sau khi chuẩn bị được đầy đủ các dữ liệu quan trọng thì công việc tiếp theo đó chính là thực hiện Test Case dựa vào kế hoạch trước đó. 

System testing là gì? quy trình thực hiện System testing là gì?

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện người kiểm thử phải note lại toàn bộ các thông tin sai sót hoặc bất kỳ sự khác biệt nào. Bên cạnh đó, thông tin đầu ra về sản phẩm cũng được note lại trong giai đoạn này.

Bước 5: Báo cáo kết quả và sửa lỗi 

Báo cáo tất các lỗi gặp phải trong quá trình test. Tiếp theo, Developer hoặc lập trình viên sẽ trực tiếp làm việc với bộ phận kiểm thử để xử lý và khắc phục lỗi.

Bước 6: Thực hiện lại quá trình kiểm tra (Nếu cần)

Khi toàn bộ các lỗi đã được khắc phục thì khi này nhóm tester sẽ phải thực hiện lại công việc kiểm tra 1 lần để đảm bảo các lỗi đã được khắc phục và xử lý hoàn toàn. 

Các công cụ thực hiện system test

JMeter

JMeter là công cụ hữu ích giúp đo hiệu suất hoạt động hệ thống 1 cách hiệu quả nhất. Đặc biệt công cụ này còn hỗ trợ trong việc đo độ tải và Performance của đối tượng cần kiểm tra.

Hiện nay, công cụ này có thể đo được hiệu năng trong server khác nhau, có thể kể tới như: SOAP, HTTPS, WEB – HTTP, Database via JDBC, POP3(S) and IMAP(S), Mail – SMTP(S)…..

Bên cạnh đó, JMeter sử dụng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Chính vì thế nó mang 1 số đặc trưng cơ bản sau:

– Giao diện đơn giản, trực quan, thao tác sử dụng dễ dàng.

– Kiểm thử được nhiều server khác nhau như:Mail – POP3, LDAP, Database – JDBC, HTTPS…..

– Tương thích với nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau.

– Chia sẻ và sử dụng miễn phí nhiều Plugin.

– Đem tới nhiều dữ liệu phân tích đồ họa dành cho báo cáo Performance.

– Có thể giả lập người dùng theo đúng với yêu cầu của máy chủ…..

System testing là gì? công cụ hỗ trợ nào là tốt nhất

Galen Framework

Là công cụ giúp kiểm tra về bố cục của ứng dụng, website bất kỳ.  Đây là công cụ sử dụng mã nguồn mở với ngôn ngữ Java. Bên cạnh đó, chúng còn có thể sử dụng tương thích với Selenium Grid. 

Tính năng của công cụ Galen Framework:

– Sử dụng kết hợp với Selenium từ đó có thể tích hợp và sử dụng song song với nhiều công cụ kiểm tra cơ bản như  Sauce Labs, BrowserStack.

– Đáp ứng mọi nhu cầu của thiết kế 

– Công cụ được lập trình dựa trên ngôn ngữ dễ hiểu nhất từ đó mọi thao tác sử dụng sẽ được đơn giản hóa và rất phù hợp với người mới sử dụng.

Selenium

Selenium là công cụ kiểm thử phần mềm hoặc kiểm thử tự động được sử dụng trong System Test. 

Được sử dụng mã nguồn mở miễn phí 100% và tương thích với nhiều nền tảng hệ điều hành như Linux, mac, Windows….

System test la gi
System test la gi

Ưu, nhược điểm của system test

Ưu điểm

– Mọi dữ liệu dễ dàng được tự động hóa

– Không cần truy cập và sử dụng hệ thống mã nguồn trong quá trình test.

– Tester chỉ cần có kỹ năng cơ bản mà không cần thành thạo về ngôn ngữ lập trình, hoặc kiến thức có liên quan tới hệ điều hành.

– Đem tới hiệu cao quả ngay cả khi dữ liệu dòng lệnh của hệ thống lớn.

– Đưa ra đánh giá khách quan nhất giữa quan điểm của người sử dụng và nhà phát triển.

Nhược điểm

– Đòi hỏi người tester phải có chuyên môn là kỹ thuật cao thì mới có thể xác định được rõ các tiêu chí dữ liệu đầu vào, từ đó kết quả đạt được sẽ giống với mong đợi. 

– Trong quá trình thực hiện thì phương pháp được coi là yếu tố quan trọng, nếu bạn làm sai phương pháp sẽ có rất nhiều lỗi phát sinh trong giai đoạn này, từ đó làm ảnh hưởng tới kết quả của 1 dự án.

System Test chính là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình kiểm thử, bên cạnh đó kiểm thử hệ thống sẽ không bao giờ bị giới hạn bởi 1 thành phần mà nó bao quát và kiểm tra toàn bộ dự án phần mềm. Do đó, việc nắm vững các kiến thức cũng như khái niệm System Test là gì sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong học tập và công việc sau này. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên là hữu ích tới bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc, theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới và bổ ích hơn nhé!

4.8/5 - (15 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone