Trang chủ » Kiến thức » Regression test là gì? Những điều cần biết về kiểm thử hồi quy

Regression test là gì? Những điều cần biết về kiểm thử hồi quy

Kiều Trịnh

Regression test là gì? Đây là một câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi mới bước chân vào con đường sự nghiệp với nghề kiểm thử. Đơn giản là vì kỹ thuật này thường xuyên được sử dụng trong khi thực hiện các test case. Bên cạnh đó còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm.Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua những nội dung đã được chia sẻ ngay dưới đây.

Regression test là gì?

Regression test là gì?

Dành cho những ai chưa biết Regression test là gì thì cụm từ này còn có tên gọi việt hóa là kiểm thử hồi quy. Sở dĩ được gọi như vậy là vì đây là một loại kiểm thử được dùng để xác minh các thay đổi trong phần mềm khi tiến hành cập nhật, nâng cấp tính năng.

Regression test là gì?

Mục đích cốt lõi là đảm bảo những đoạn code mới được thêm vào sẽ không ảnh hưởng đến các chức năng hiện có. Bởi vì đôi khi sẽ có sự xung đột giữa các tính năng mới và cũ khiến cho hệ thống không hoạt động như mong muốn được.

Khi nào cần dùng regression test?

  • Một phần mềm sẽ có nhiều lần nâng cấp và cải tiến để mang đến phiên bản hoàn thiện nhất cho khách hàng. Để làm được điều đó, các lập trình viên sẽ không ngừng đổi mới cái cũ, thêm tính năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Tuy nhiên, điều này lại có thể mang đến nhiều phiền toái khi có thể xảy ra xung đột giữa các tính năng mới với những tính năng cũ. Lúc này, các chuyên viên kiểm thử sẽ phải phối hợp Regression test một cách liên tục để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Chỉ cần thực hiện một thay đổi nhỏ trong đoạn code cũng có thể khiến cho việc chạy phần mềm trở nên khó khăn. Lúc này, vài trò của kiểm thử hồi quy lại càng quan trọng hơn, góp phần cải thiện chất lượng tổng thể của sản phẩm.
  • Kiểm thử hồi quy còn được sử dụng trong trường hợp kiểm tra lại với các lỗi đã phát hiện trước đó. Mục đích là để chắc chắn rằng lỗi đã được fix thành công. Bên cạnh đó, kiểm thử hồi quy cũng giúp nhóm phát triển có thể so sánh kết quả đạt được ở hiện tại so với quá khứ.

Tóm lại, chỉ cần có bất cứ thay đổi nào được phát hiện thì kiểm thử hồi quy sẽ được thực hiện. Điều đó nhằm đảm bảo chất lượng phần mềm đạt chuẩn trước khi đến tay khách hàng.

Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp kiểm thử hồi quy

Nếu tìm hiểu kỹ kiểm thử hồi quy là gì, chắc chắn bạn sẽ biết được rằng phương pháp kiểm tra này cũng có ưu nhược điểm nhất định. 

Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp kiểm thử hồi quy

Ưu điểm

  • Hỗ trợ quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm khi đảm bảo không có lỗi phát sinh trong quá trình nâng cấp, cải tiến phần mềm. 
  • Đảm bảo bất cứ sửa đổi nào cũng không làm ảnh hưởng đến đoạn Code đã được kiểm tra. 
  • Đảm bảo các lỗi đã sửa chữa sẽ không phát sinh hay lặp lại sau. 
  • Hỗ trợ cải tiến sản phẩm nhằm mang đến sự hài lòng hơn cho người dùng.
  • Có thể thực hiện kiểm thử hồi quy thông qua các công cụ tự động để tối ưu thời gian, tài nguyên.

Nhược điểm

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nhưng kiểm thử hồi quy vẫn có những hạn chế nhất định. Vậy nhược điểm của regression test là gì?

  • Nếu thực hiện kiểm thử theo cách thủ công thì sẽ khiến nhiều người mất kiên nhẫn. Bởi vì quá trình này thường lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt và khá là tốn thời gian.
  • Regression test sẽ được thực hiện ngay cả khi chỉ có một thay đổi rất nhỏ. Do đó có thể gây tốn kém về thời gian cũng như nguồn nhân lực.

3 Kỹ thuật kiểm thử hồi quy cơ bản

Để đảm bảo chất lượng phần mềm, người ta sẽ sử dụng các kỹ thuật kiểm thử hồi quy chủ yếu sau đây.

 regression test là gì? 3 Kỹ thuật kiểm thử hồi quy cơ bản

  • Kiểm tra lại toàn bộ: Chuyên viên kiểm thử sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ phần mềm để đảm bảo tính toàn vẹn từ trên xuống dưới. Cách này khá tốn thời gian khi đòi hỏi phải kiểm tra tất cả phần mềm.
  • Kiểm tra có chọn lọc: Tester có thể lựa chọn một nhóm đại diện để làm kết quả xấp xỉ cho một thử nghiệm đầy đủ. Cách này sẽ giúp rút ngắn được thời gian và tối ưu chi phí hơn khi test toàn bộ quy trình. Tuy nhiên, tính chính xác không thể chắc chắn như cách trên được.
  • Kiểm tra ưu tiên cho trường hợp thử nghiệm: Trong điều kiện thử nghiệm hạn chế, Tester/QA sẽ ưu tiên cho các trường hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả của cả bản dựng hay tương lai của phần mềm. Cách này có vẻ tối ưu thời gian lẫn chi phí nhưng cũng không thể đảm bảo 100% độ chính xác cho phần mềm. 

Các công cụ kiểm thử hồi quy được dùng phổ biến nhất

Để thực hiện quá trình kiểm thử hồi quy một cách hiệu quả, người dùng sẽ phải sử dụng thêm nhiều công cụ hỗ trợ. Điều đó sẽ giúp rút ngắn thời gian, đồng thời mang đến hiệu suất làm việc tốt hơn. Vì vậy, hãy cùng điểm qua 5 công cụ kiểm thử hồi quy được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất.

Ranorex Studio

Là một công cụ kiểm thử tự động hóa, Ranorex Studio mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Đơn cử như IDE cho java, c # và API mở. Đặc biệt công cụ này có thể thử nghiệm trên nhiều môi trường khác nhau, kể cả web lẫn ứng dụng di động. Bởi vậy nên có rất nhiều công ty đã đầu tư để tối ưu quy trình làm việc cho đội ngũ Tester/QA. 

Ranorex Studio

Cách tính năng đặc biệt của Ranorex Studio:

  • Kiểm tra giao diện người dùng một cách tự động để hỗ trợ quá trình test đạt kết quả cao trong thời gian ngắn. 
  • Nhận phản hồi nhanh và có độ chính xác khá cao vì hệ thống có quy trình test cụ thể. 
  • Tăng phạm vi thử nghiệm khi cho phép sử dụng thử nghiệm khói cho mọi bản phát hành. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm thử hồi quy cho những bản phát hành quan trọng. 
  • Tận dụng tài nguyên tối đa khi thực hiện các thử nghiệm tự động. 
  • Hỗ trợ nhiều loại thử nghiệm khác nhau cho người dùng thoải mái lựa chọn ngoài kiểm thử hồi quy. Có thể kể đến như thử nghiệm khói, thử nghiệm trình duyệt chéo. Đây đều là những kỹ thuật test cực hiệu quả cho các chuyên viên kiểm thử phần mềm.
  • Quản lý tất cả các phần tử giao diện người dùng ở một nơi, thuận tiện cho quá trình test.
  • Tích hợp kiểm tra tự động trong môi trường CI/CD cho phép theo dõi chặt chẽ các hoạt động khi có sự thay đổi phần mềm lên hệ thống.

Selenium

Tiếp đến là Selenium, một trong những công cụ kiểm thử tự động không thể bỏ qua khi tìm hiểu regression test là gì. Công cụ này được ra đời từ 2004 với cấu trúc gồm 4 phần chính: Selenium IDE; Selenium RC (Selenium 1 – Selenium Remote Control); Selenium Gird; Selenium WebDriver (Selenium 2). Selenium mang đến tiện ích cho việc kiểm thử trên các ứng dụng web.

 Selenium

Tính năng chính của Selenium:

  • Có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình cơ bản từ Java đến C++ cho việc viết test case trở nên đơn giản hơn. 
  • Selenium có mã nguồn mở nên người dùng có thể thoải mái chỉnh sửa, chia sẻ để cùng làm việc với nhiều thành viên khác. Bên cạnh đó, bạn sẽ không phải lo lắng về phí bản quyền hay thời hạn sử dụng khi mọi thứ đều miễn phí.
  • Selenium có một cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ khi có Google hậu thuẫn đằng sau. Ông trùm công nghệ phát triển công cụ này và tạo cơ hội để mọi người dễ dàng kết nối, trao đổi và chia sẻ với nhau.
  • Thực hiện test ngay ở Background, cho phép người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau cùng lúc để tối ưu thời gian và tài nguyên.

Quick Test Professional

Quick Test Professional viết tắt là QTP, là một công cụ kiểm thử tự động được nhiều người sử dụng. Khi kết hợp giữa QTP với một giao diện người dùng, chúng ta sẽ có một môi trường phát triển tích hợp (IDE). Các tính năng của IDE sẽ là vũ khí bí mật để thử nghiệm một kịch bản toàn diện nhằm mang lại kết quả test như mong muốn. 

Quick Test Professional

Một QTP sẽ gồm 4 thành phần chính: Action (Từng hành động test), DataTable (Lưu trữ dữ liệu cho kiểm thử); Object Repository (Mô tả đối tượng trong các phần mềm để kiểm tra); Checkpoint (Kiểm thử theo các test Script đã có sẵn)

Các tính năng chính của Quick Test Professional:

  • Có 2 chế độ xem gồm: Chế độ xem Keyword và chế độ xem expert. Hỗ trợ tối đa hơn cho các lập trình viên trong việc viết test case để thực hiện kiểm thử.
  • Cho phép chia sẻ thư viện cho những thành viên trong cùng một lúc, thống nhất cách quản lý Object Repository.
  • Tính năng Recovery Scenarios của QTP cho phép người dùng có thể xử lý lỗi hoặc các sự kiện trong khi script đang chạy.
  • Hỗ trợ Unicode, đa giao diện với các tính năng được sắp xếp một cách khoa học.
  • Hỗ trợ lưu báo cáo dưới dạng XML, HTML…

Trình kiểm tra chức năng hợp lý RFT

Đến với RFT, đây cũng là công cụ kiểm thử kiểm thử hồi quy phổ biến tại nhiều tổ chức. RFT được IBM phát triển để tự động hóa các trường hợp kiểm thử của các ứng dụng phần mềm. 

Trình kiểm tra chức năng hợp lý RFT

Công cụ này được sử dụng chủ yếu khi thực hiện kiểm thử hồi quy với các tính năng hỗ trợ như sau:

  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và các môi trường test khác nhau như Windows, Visual Basic, SAP, HTML…
  • Tính năng ghi và phát lại cho phép tái hiện bug một cách dễ dàng.
  • Có thể kết hợp với các công cụ quản lý kiểm soát nguồn như Rational Clear Case và tích hợp Rational Team Concert.
  • Dễ dàng điều khiển tùy chỉnh với proxy SDK (Java / .Net)
  • Cho phép phát triển song song nhiều kịch bản thử nghiệm cùng lúc để đạt hiệu quả tối ưu. 
  • Có khả năng thử nghiệm trên cả môi trường Citrix.
  • Kiểm thử với các ứng dụng trong Mozilla Firefox 1 một cách đơn giản.
  • Cho phép tạo kịch bản liên quan đến từ khóa và tái sử dụng bất cứ khi nào cần.

Tạm kết

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ phần nào về khái niệm regression test là gì, các ưu nhược điểm cũng như các công cụ kiểm thử phổ biến. Hy vọng sẽ có ích cho những bạn đã và đang nỗ lực để theo đuổi đam mê với nghề kiểm thử vừa nhàm chán nhưng cũng đầy thú vị này. Nếu muốn học hỏi nhiều điều thú hơn nữa, vui lòng truy cập vào website của Trung tâm Đào tạo Tester thường xuyên.

5/5 - (3 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone