Trang chủ » Kiến thức » Stress Testing là gì? Tại sao cần thực hiện Stress Testing?

Stress Testing là gì? Tại sao cần thực hiện Stress Testing?

Đại May

Stress Testing một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm và kiểm thử, đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định, khả năng chống chịu và hiệu suất của hệ thống và ứng dụng. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng stress testing lại càng trở nên quan trọng hơn. Vậy Stress Testing là gì? Cách thực hiện ra sao? Hãy cùng theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây. 

Stress testing la gi
Stress testing là gì? Tại sao cần thực hiện stress testing

Khái niệm Stress Testing là gì?

Stress Testing là phương pháp kiểm thử phần mềm giúp xác minh tính ổn định và độ tin cậy của ứng dụng. Thường sử dụng trong trường hợp tải quá nặng từ đó kiểm thử về độ bền và khả năng xử lý lỗi để hạn chế các trường hợp ngoài ý muốn xảy ra. 

Hơn nữa, Stress Testing còn giúp kiểm thử phần mềm trong điều kiện khắc nghiệt hoặc thời gian hoạt động vượt quá mức cho phép. 

Ngoài việc kiểm thử độ bền thì Stress Testing còn giúp xác định lại giới hạn ngay cả khi phần mềm hoặc phần cứng đang bị hỏng. 

Để hiểu hơn về Stress Testing là gì, mời bạn quan sát tiếp ví dụ sau đây: 

Trong thời gian chương trình khuyến mại diễn ra, gian hàng trực tuyến có thể xảy ra hiện tượng quá tải người truy cập hoặc lượng người mua sắm quá nhiều trong cùng khoảng thời gian. Việc này có thể làm website xảy ra lỗi không mong muốn do đó việc sử dụng Stress Testing là điều cần thiết giúp điều chỉnh những bất cập trên. 

Chính vì thế Stress Testing được xem như là phương pháp kiểm thử không thể thiếu trong khi phát triển ứng dụng phần mềm. Vậy mục tiêu cần thực hiện Stress Testing là gì? Hãy cùng quan sát tiếp thông tin bên dưới nhé!

Mục tiêu khi thực hiện Stress Testing là gì?

Mục tiêu thực hiện stress testing là gì?
Mục tiêu thực hiện stress tes ting là gì?

Được sử dụng ngày càng nhiều, bên cạnh mục tiêu đảm bảo chất lượng phần mềm. Stress Testing còn được sử dụng với nhiều mục đích khác như: 

  • Kiểm thử xem hệ thống có hoạt động bất thường hoặc đang có sự cố nào xảy ra không. 
  • Khi hệ thống đang xảy ra tình trạng quá tải, kiểm thử Stress Testing ngay lập tức sẽ hiển thị lỗi. 
  • Nếu lỗi quá lớn nhưng không được phát hiện sẽ gây hao tốn về doanh thu do đó thực hiện Stress Testing sẽ hạn chế tình trạng trên. 
  • Phần mềm sẽ sẵn sàng hoạt động nếu như Stress Testing đã thực hiện thành công. 
  • Stress Testing giúp phân tích hành vi của hệ thống khi xảy ra lỗi. 
  • Có thể phục hồi dữ liệu sau khi hệ thống gặp sự cố. 

Phân biệt sự khác nhau giữa Stress Testing và Load Testing

Load TestingStress Testing
Là 1 phần của performance testingLà 1 phần của performance testing
Phạm vi hẹp hơn so với kiểm thử hiệu năng tập trung vào kiểm thử độ bền và kiểm thử khối lượng. Là phương pháp kiểm thử ngâm và kiểm thử tăng đột biến. 
Xác định giới hạn lỗi trên cùng 1 hệ thống Xác định hệ thống có thể hoạt động dưới dạng tải lớn hay không, nếu có sẽ tiếp tục quan sát cách nó phục hồi dữ liệu. 
Giới hạn tải trên điểm breakGiới hạn tải dưới điểm break.
Đáp ứng được mức tải ở nhiều điều kiện khác nhau. Hiệu suất hoạt động cao, thông lượng máy chủ phù hợp trong môi trường H/W. Sự ổn định luôn vượt quá ngưỡng băng thông, đáp ứng thời gian hoạt động ở ngưỡng cho phép. 
Sau bài test sẽ đưa ra được nhiều vấn đề khác nhau như vấn đề về tải, vấn đề về băng thông, vấn đề dung lượng, thời gian….. Bảo mật nhiều vấn đề xảy ra như vấn đề về tải, các vấn đề về rò rỉ thông tin, rò rỉ bộ nhớ….. 
Sự khác nhau giữa Load Testing và Stress Testing là gì?

Các loại kiểm thử Stress Testing

Distributed Stress Testing

Việc kiểm thử với loại này sẽ được thực hiện từ xa trên máy chủ. Nhiệm vụ của máy chủ là phân phối các dữ liệu liên quan tới Stress Testing đến máy khách để từ đó theo dõi tình trạng của máy khách. 

Sau khi máy khách kết nối với máy chủ thành công, máy khách sẽ tự động thêm tên của máy chủ. Mục đich là để bắt đầu việc gửi dữ liệu kiểm thử. 

Application Stress Testing

Kiểm thử này tập trung đến việc tìm các lỗi liên quan tới từ khóa. Sự cố về mạng hoặc việc tắc nghẽn hiệu suất của ứng dụng. 

Transactional Stress Testing

Thực hiện transactional trên một hoặc nhiều giao dịch, giữa 2 hoặc nhiều ứng dụng phần mềm khác. Bên cạnh đó, có thể sử dụng transactional stress testing để điều chỉnh hoặc tối ưu hóa hệ thống. 

Systemic Stress Testing

Có thể sử dụng loại kiểm thử này trên nhiều nền tảng trên 1 máy chủ. Mục đích chính là để tìm lỗi của dữ liệu trong cùng 1 hệ thống. 

Exploratory Stress Testing

Được dùng để kiểm thử hệ thống với các thông số và điều kiện bất thường không thể xảy ra trong thực tế hoặc phần trăm xảy ra quá thấp ví dụ như: 

  • Lượng người dùng truy cập vào ứng dụng quá lớn. 
  • Ứng dụng quét virus khởi động trên cùng 1 thời điểm với tất cả các máy chủ. 
  • Cơ sở dữ liệu ngoại tuyến được cung cấp bởi 1 website. 
  • Khối lượng cơ sở dữ liệu mới được đưa vào cơ sở dữ liệu sẵn có. 

Cách thực hiện kiểm Stress Testing là gì?

Cách thực hiện stress testing là gì?
Cách thực hiện stress testing là gì?

Để thực hiện kiểm thử Stress Testing thành công bạn cần tuân thủ theo 5 bước cơ bản dưới đây: 

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm thử

Thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan, xác nhận hệ thống và xác định rõ mục tiêu cần Stress Testing. 

Bước 2: Tạo lệnh tự động hóa 

Người kiểm thử cần tạo tệp lệnh tự động hóa để kiểm thử Stress Testing và tạo dữ liệu để kiểm thử kịch bản cần test. 

Bước 3: Thực thi tệp lệnh 

Trong quá trình kiểm thử Stress Testing bạn cần chạy tệp lệnh và lưu trữ kết quả đạt được 

Bước 4: Phân tích kết quả 

Thu thập kết quả đạt được và phân tích mức độ của nó. 

Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu

Trong bước cuối này bạn có thể điều chỉnh các lại một vài thông tin có liên quan tới hệ thống, cấu hình, tối ưu code để có thể nhận được tiêu chuẩn mong muốn. 

Một vài công cụ hỗ trợ tốt nhất khi kiểm thử Stress Testing không nên bỏ qua

Thực hiện stress testing bằng LoadUiTest
Thực hiện stress testing bằng LoadUiTest

Theo bạn cũng biết, Stress Testing chính là 1 phần trong performance testing. Do đó, các công cụ được sử dụng để kiểm thử hiệu suất performance đều có thể được sử dụng để thực hiện Stress Testing. 

Sẽ có rất nhiều công cụ cho bạn lựa chọn nhưng một vài công cụ tốt nhất phục vụ cho việc kiểm thử Stress Testing thuận lợi như: 

  • Apache JMeter: là công cụ phục vụ cho việc kiểm thử mã nguồn mở, đặc biệt có tính ứng dụng cao trong việc kiểm thử Stress Testing. Tuy nhiên chỉ hoạt động trên nền tảng JDK 5 trở lên. 
  • NeoLoad: Công cụ có sẵn trên thị trường với mục đích kiểm thử ứng dụng web, di động. Có thể sử dụng với phần mềm lên tới 1000 người dùng từ đó đánh giá hiệu suất và thời gian của tải khi phân tích thời gian sử dụng. 
  • LoadRunner: Là công cụ kiểm thử được sử dụng rộng rãi, kết quả sau khi thực hiện loadrunner được coi là điểm chuẩn. 

>>> Có thể bạn quan tâm: JMeter là gì? Ưu và nhược điểm của JMeter.

Ưu và nhược điểm của Stress Testing là gì?

Ưu điểm 

  • Đảm bảo hệ thống nhanh chóng khôi phục sau khi xảy ra sự cố. 
  • Linh hoạt trong khi thực hiện ngay cả khi hệ thống hoạt động trong điều kiện thường xuyên hoặc không thường xuyên. 
  • Quyết định tới khả năng mở rộng và hiệu suất của phần mềm cần kiểm thử. 

Nhược điểm 

  • Yêu cầu kiến thức chuyên môn cao, người kiểm thử phải có kiến thức sâu rộng và nắm được ngôn ngữ lập trình thì mới có thể viết kịch bản test với Stress Testing. 
  • Là phương pháp kiểm thử gây tốn kém tài nguyên. 
  • Nếu thực hiện Stress Testing theo cách thủ công có thể sẽ không đem tới kết quả theo đúng mong đợi ban đầu.

Bài viết trên Daotaotester đã hướng dẫn bạn cách thực hiện Stress Testing và khái niệm Stress Testing là gì. Từ việc phát hiện các hạn chế và lỗ hổng cho đến tối ưu hóa thời gian phản hồi của hệ thống, stress testing là một bài kiểm thử quan trọng để kiểm thử tính mạnh mẽ và khả năng mở rộng của ứng dụng trong điều kiện yêu cầu người dùng nặng. Mong rằng thông tin trên là hữu ích với bạn, theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone