Trang chủ » Kiến thức » Typescript là gì? Tìm hiểu nhanh trong 2 phút

Typescript là gì? Tìm hiểu nhanh trong 2 phút

Admin

Typescript là ngôn ngữ lập trình quen thuộc được xây dựng dựa vào nền tảng của ngôn ngữ Javascript, Vậy Typescript là gì, ưu nhược điểm gì khiến chúng trở nên phổ biến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!

Typescript la gi

Tìm hiểu các thông tin chung về Typescript

Typescript là gì?

Typescript là gì? Hiểu đơn giản thì Typescript chính là ngôn ngữ lập trình với mã nguồn mở được xây dựng bởi Microsoft, được xem là ngôn ngữ nâng cao của javascript bởi Typescript được phát triển dựa vào nền tảng ngôn ngữ này,.

Không đơn giản như Javascript, Typescript được đa dạng hóa các chức năng phức tạp, kế thừa 1 phần định nghĩa của ngôn ngữ C#, Java…….Chính vì thế Typescript thường được sử dụng nhiều trong các dự án phần mềm với quy mô lớn cùng với đó là những yêu cầu chặt chẽ hơn và đòi hỏi quy trình phát triển chi tiết, rõ ràng.

Do được kế thừa toàn bộ các ưu điểm từ ngôn ngữ Javascript nên Typescript có thêm nhiều chức năng siêu tiện lợi, cải thiện nhược điểm của Javascript từ đó có thể tương thích với các nền tảng ngôn ngữ khác như Nodejs, Angular.

Cấu trúc của Typescript là gì?

Vì là phiên bản cải tiến của Javascript vậy nên về cấu trúc của Typescript gồm 3 thành phần chính: Ngôn ngữ, trình biên dịch và dịch vụ ngôn ngữ.

  • Ngôn ngữ: Trong phần này bao gồm từ khóa liên quan, cú pháp lập trình và chú thích loại.
  • Trình phiên dịch Typescript: Đối với trình biên dịch này mục tiêu chính là hướng đối tượng ngôn ngữ Typescript được chuyển thành ngôn ngữ Typescript tương đương.
  • Dịch vụ ngôn ngữ Typescript: Phần cấu trúc này sẽ bao gồm toàn bộ các chức năng liên quan khác như trình soạn thảo câu lệnh, chữ ký, định dạng về tô màu và mã……
Typescript la gi

Sau khi hiểu về khái niệm và cấu trúc của Typescript vậy bạn có thắc mắc tại sao nên sử dụng Typescript, mục tiêu Typescript là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong mục thông tin tiếp theo sau đây nhé!

Mục tiêu của Typescript là gì?

Theo khái niệm nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể thấy “Typescript là Javascript khi phát triển phần mềm ở quy mô lớn”. Bên cạnh đó, Typescript còn được sử dụng với các mục đích sau:

  • Giúp Javascript phát triển hiệu quả hơn:
  • Sử dụng miễn phí do được phát triển từ hệ thống mã nguồn mở.
  • GIúp nhanh chóng phát hiện lỗi trong quá trình test.
  • Phát triển, bổ sung các tính năng quan trọng khác theo đúng kế hoạch đề ra.
  • Có nhiều Framwork cho bạn lựa chọn đặc biệt là khi sử dụng AngularJS 2.0 và Ionic 2.0.

Vai trò của typescript trong kiểm thử phần mềm

Hỗ trợ Static Typing

Vai trò cơ bản và không thể thiếu khi nhắc tới typescript đó chính là hỗ trợ chức năng static typing. Với chức năng này bạn có thể sử dụng khai báo kiểu cho biến, các giá trị tạo ra sau khi lập trình sẽ hạn chế việc gán sai kiểu. Hơn nữa nếu quá trình gán này không thành công hoặc bị bỏ qua thì hệ thống sẽ tự động tìm ra đoạn mã đó cho bạn.

Đặc biệt đối với chức năng này sẽ bao gồm 6 kiểu dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất:

  • Any: Đối với kiểu dữ liệu này có thể kết quả sẽ tồn tại trong dạng string, number hoặc kiểu dữ liệu có liên quan khác.
  • String: Chức năng này tương tự so với chức năng string có trong Javascript, do đó bạn có thể phân biệt với các chức năng khác bởi dấu nháy đơn hoặc nháy kép.
  • Number: Mọi chức năng, dữ liệu đang tồn tại trong hàm đều tồn tại trong định dạng Number. Bên cạnh đó khi sử dụng kiểu dữ liệu này sẽ không phân biệt số nguyên hoặc số thực.
  • Arrays: Với kiểu dữ liệu này sẽ bao gồm 2 cú pháp cơ bản như sau: my_arr: Array<number> hoặc my_arr: number[].
  • Boolean: Kiểu dữ liệu ở dạng true hoặc false, kiểu dữ liệu này sẽ bị lỗi nếu bạn sử dụng 0 hoặc 1.
  • Void: Giá trị dữ liệu sẽ không được trả về nếu bạn sử dụng loại dữ liệu này.
Typescript la gi

Interfaces

Interfaces thường được sử dụng với vai trò chính để kiểm tra xem cấu trúc của đối tượng nào đó đã thực sự phù hợp hay chưa? Có cần sự hỗ trợ trong giai đoạn phát triển không?

Chính vì thế, khi áp dụng kiểu chức năng này bạn có thể đặt tên biến trong các trường hợp có sự kết hợp đặc biệt của biến liên quan khác, từ đó đảm bảo rằng chúng luôn tồn tai cùng nhau.

Thêm vào đó, bạn cũng cần hiểu rằng thứ tự trong hàm không quan trọng bằng việc đủ số lượng, thuộc tính và kiểu dữ liệu. Tuy nhiên, hệ thống sẽ cảnh báo nếu như sai tên biến, sai kiểu hoặc sai trình biên dịch……

Cung cấp hệ thống class

Biến Class là biến được sử dụng nhiều nhất trong khi lập trình các ứng dụng, dự án phần mềm với quy mô lớn, đặc biệt là đối với phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình C# hoặc Java. Khi lập trình với Typescript cũng sẽ sử dụng class tương thích với các ngôn ngữ đó như abstract classes, setter/getters, interface implementations.

Đối với phiên bản ECMAScript 2015 thì vai trò của class càng trở nên quan trọng không thể thiếu chúng được cài đặt mặc định trong ngôn ngữ Javascript, do đó nếu có chức năng này bạn sẽ không cần sử dụng Typescript. Dù chúng là 2 phiên bản tương tự nhau với chức năng tương đồng nhưng Typescript vẫn có phần chặt chẽ và nghiệm ngặt hơn so với JS.

Tạo Module

Trong quá trình phát triển các dự án lớn thì Module có vai trò quan trọng, chúng sẽ giúp bạn chia code thành các thành phần nhỏ khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng lại các mã code này từ đó giúp phần mềm trở nên dễ hiểu hơn so với các dự án với dữ liệu code dài.

Chức năng importing và exporting các module nhưng chúng lại không có chức năng tự liên kết giữa các file. Chính vì thế, quá trình tạo module sẽ cần sử dụng thêm CommonJS và Require.js để có thể tạo ra các module Typescript từ sự hỗ trợ của bên thứ 3.

Generics

Chức năng generics sẽ cho phép dữ liệu tồn tại ở nhiểu kiểu biến và nhiều tham số khác nhau. Hoạt động sử dụng tái lại với generics có thể sẽ tốt hơn so với any bởi chúng sẽ đồng nhất các kiểu dữ liệu ra vào trong dự án.

Typescript la gi

Đánh giá ưu nhược điểm của Typescript

Ưu điểm

Với các tính năng nổi bật, Typescript đã đem tới sự thuận tiên trong quá trình sử dụng nhờ vào các ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Mã nguồn mở, sử dụng hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm thời gian dựa vào trình soạn thảo IDE và quá trình phiên dịch vượt trội.
  • Hạn chế tình trạng lỗi xảy ra trong quá trình vận hành.
  • Hoạt động ổn định.
  • Sử dụng dễ dàng, thao tác đơn giản.
  • Quá trình chỉnh sửa code nhanh hơn dựa vào tệp lệnh Find All Occurrences và Rename Symbol.
  • Hỗ trợ tái cấu trúc phần mềm, nâng cấp phần mềm và các tính năng thông minh giúp xử lý các vấn đề hiệu quả hơn.
  • Giúp hợp nhất mã code, biên dịch nhanh chóng với độ chính xác cao.
  • Bạn có thể tối ưu quy trình hoạt động, hạn chế tình trạng nhảy bước hoặc thực hiện sai các thao tác.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì Typescript cũng tồn tại 1 vài nhược điểm gây bất tiện tới quá trình sử dụng của người dùng như:

  • Trong quá trình phát triển cần biên dịch trực tiếp đôi .js trong Node.js
  • Hoạt động ổn định khi máy chủ node.js và webpack cũng hoạt động ổn định.
  • Khi cần apply Styled-Component, Redux hay React thì rất cần phải bổ sung thêm Typedef.
  • Typescript không thể vận hành độc lập và thay thế các chức năng chính có trong JS.

Hướng dẫn cách biên dịch Typescript thành Javascript

Code Typescript

Để hiểu hơi về Typescript thì hãy quan sát ví dụ về các mã code Typescript hợp lệ trong phần hình ảnh dưới đây:

Mã code Type Script 1

Typescript la gi

Mã code Type Script 2

Typescript la gi

Mã code Type Script 3

Typescript la gi

Mã code Type Script 4

Typescript la gi

Mã code Type Script 5

Typescript la gi

Cách biên dịch Typescript thành Javascript

Hầu hết các file dữ liệu của Typescript đều ở dạng .ts hoặc .txs và bạn không thể trực tiếp sử dụng trong trình duyệt do đó để tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế tình trạng lỗi xảy ra thì bạn có thể sử dụng cách đơn giản dưới đây:

  • Biên dịch trong trình soạn thảo Visual Studio hoặc có thể sử dụng thêm các trình soạn thảo khác như IDE.
  • Có thể phiên dịch trực tiếp thông qua task runner.
  • Sử dụng đuôi lệnh tsc khi biên dịch trong công cụ soạn thảo terminal.

Còn khi bạn mới bước chân vào nghề thì bạn cũng có thể sử dụng file main.ts để quá trình biên dịch trở nên thuận tiên và đơn giản hơn, đặc biệt là các câu lệnh như: tsc main.ts, tsc main.ts worker.ts, tsc *.ts, tsc main.ts –watch# Compiles all .ts files in the current folder. Does NOT work recursively………

Xem thêm: Top 9 Framework javascript được sử dụng nhiều nhất

Trên đây là toàn bộ các thông tin có liên quan tới mã nguồn mở Typescript, mong rằng thông qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về Typescript là gì và những ưu nhược điểm của nó để có thể vận dụng trực tiếp vào dự án phần mềm thực tế.

5/5 - (3 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone