Trang chủ » Kiến thức » Tester cần những kỹ năng gì để thành pro

Tester cần những kỹ năng gì để thành pro

Admin

Ngày nay công nghệ thông tin càng phát triển, nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao, kiểm thử phần mềm đã trở thành một nghề quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực phần mềm.

Cùng với nhu cầu càng ngày tăng cao đó tester phải luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, những kỹ năng phục vụ công việc mình làm. Vậy Tester cần những kỹ năng  gì để trở nên thành công, cùng mình tìm hiểu nhé.

Xem thêm: Khóa học tester dành cho người mới bắt đầu.

Chúng ta hiểu như thế nào về nghề Tester

Tester có trách nhiệm chính là đảm bảo chất lượng của phần mềm trước khi nó đến tay người dùng. Họ thực hiện công việc kiểm tra bằng cách so sánh điều kiện thực tế của phần mềm với các yêu cầu đã đề ra, tìm kiếm bugs, defects, errors… Họ là những “vạch lá tìm sâu” trong thế giới phần mềm, giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tester có nhiều vai trò khác nhau như QA, QC, Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester kiểm thử phần mềm theo cách thủ công, đòi hỏi sự rành mạch về kiểm thử manual, đam mê và tư duy tìm lỗi. Ngược lại, Automation Tester sử dụng các công cụ tự động, mang lại kết quả kiểm thử đáng tin cậy hơn, nhưng đòi hỏi kiến thức lập trình sâu sắc.

Trong thị trường Việt Nam, vì nghề này vẫn chưa phổ biến, nên có nhiều cơ hội việc làm cho những người muốn theo đuổi. Điều này đặc biệt đúng khi nhiều tester xuất thân từ developer hoặc làm trái ngành. Tuy nhiên, để trở thành một Tester chuyên nghiệp, bạn cần xác định rõ hướng đi và không ngừng học hỏi. Nắm vững cơ chế hoạt động của phần mềm là chìa khóa để có khả năng phát hiện và khắc phục sự cố.

Muốn trở thành Tester cần những kiến thức gì?

Kiến thức chung về công nghệ thông tin

Khía cạnh này thực sự là quan trọng nhất. Nếu bạn thiếu kiến thức, thậm chí có đam mê và tâm huyết đến đâu, chúng ta cũng sẽ khó mà tin tưởng giao nhiệm vụ cho bạn. Đặc biệt, ngoài những yêu cầu cơ bản như hiểu biết về máy tính, kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng internet và cách cài đặt phần mềm, điều tiên quyết là khả năng đọc hiểu và phân tích phần mềm để có thể thực hiện kiểm thử và phát hiện lỗi nếu có. Bạn cũng cần tự nâng cao kiến thức về lập trình, đặc biệt là trong các lĩnh vực như SQL, HTML hay CSS. Mặc dù không cần phải sâu rộng như một lập trình viên, nhưng ít nhất, một Tester cũng phải hiểu rõ về nội dung mình đang kiểm thử là gì. Điều này rất quan trọng vì công việc hàng ngày của Tester thường liên quan đến việc viết mã để kiểm thử phần mềm. Trang bị nhiều kiến thức giúp bạn tự tin và tăng cơ hội thành công trong sự nghiệp.

Kiến thức chuyên ngành Tester

Một điều quan trọng không kém đó là có kiến thức tổng quan về kiểm thử, bao gồm việc hiểu rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành và khả năng thiết kế test case hiệu quả. Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản thường bao gồm các bước như sau:

(1) Lập kế hoạch và kiểm soát kiểm thử: xác định kế hoạch và phương pháp kiểm thử.

(2) Phân tích và thiết kế kiểm thử: nghiên cứu và xây dựng các ca kiểm thử hiệu quả.

(3) Thực thi và chạy kiểm thử: triển khai và thực hiện các ca kiểm thử đã thiết kế.

(4) Đánh giá tiêu chí thoát và báo cáo: đánh giá kết quả kiểm thử và báo cáo về tình trạng của phần mềm.

(5) Hoạt động kết thúc kiểm thử: các hoạt động để đóng góp vào quá trình kết thúc kiểm thử.

Một điểm quan trọng khác trong quá trình kiểm thử là khả năng mô tả lỗi. Khi làm việc với các nhà phát triển và khách hàng, bạn cần cẩn trọng trong bước này vì đó là cách bạn truyền đạt ý kiến của mình. Thông thường, quy trình mô tả lỗi bao gồm bốn bước như sau: Tóm tắt (phần tóm lược bug, tương tự như tiêu đề), Bước lỗi (các bước viết bug), Kết quả thực tế (mô tả thực trạng của bug), Kết quả mong đợi (đánh giá và đề xuất giải pháp sau quá trình thử nghiệm).

Tester cần những kỹ năng gì?

Tester cần những kỹ năng gì

Tester cần những kỹ năng gì

Kỹ năng phân tích

Bạn muốn trở thành chuyên viên kiểm thử phần mềm giỏi bạn cấn có một kỹ năng phân tích yêu cầu khách hàng nhanh nhạy và chính xác, rèn luyện được khả năng nhìn nhận vấn đề nhiều góc độ, nhiều hướng khác nhạy.

Công việc của tester là tìm kiếm, kiểm tra các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc trực tiếp thẩm định xác minh nên kỹ năng phân tích là điều quan trọng và bắt buộc đối với các chuyên viên kiểm thử phần mềm

Kiến thức tổng quan về Test

Bạn cần nắm chắc các kiến thức liên quan đến nghề kiểm thử phần mềm bao gồm các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ chuyên ngành, quá trình phát triển phần mềm, quy trình sản xuất phần mềm, các vòng đời phát triển phần mềm,….Nó là kiến thức nền tảng vững chắc giúp các tester áp dụng vào công việc một các hiệu quả và dễ dàng nhất

Kiến thức về máy tính

Cũng giống như bất cứ nghề nào trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nghề tester đòi hỏi bạn cần có nền tảng căn bản về máy tính tốt. Kiến thức căn bản này bạn có thể học ở đại học, cao đẳng, có thể tự học. Bạn cần có kiến thức về Excel thành thạo.

Kiến thức căn bản về máy tính rất cần thiết đối với việc học test và đi làm của bạn. Dù đối với các công việc khác nhau kiến thức máy tính bạn nên học hỏi ngay trên ghế nhà trường thì cơ hội nghề nghiệp của bạn ngày càng rộng mở

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn Tester mới nhất 2023

Kiến thức lập trình

Công việc kiểm thử phần mềm rất quan trọng nên người làm tester cần có những kỹ năng chuyên môn , kỹ thuật không phải ai cũng có thể sở hữu 

Các chuyên viên kiểm thử phần mềm cần hiểu và thông thạo về SQL, hiểu biết về một ngôn ngữ lập trình đó là một điều rất hữu ích đối với bạn khi muốn nâng cao tay nghề, khả năng của mình.

Tinh thần luôn luôn học hỏi

Công nghệ ngày càng phát triển không ngừng, nó luôn luôn đổi mới, cập nhật , nếu chúng ta không cập nhật thông tin chúng ta sẽ bị bỏ lại sau. Vậy nên chúng ta không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm, nỗ lực tìm kiếm, cập nhật mọi thay đổi để phục vụ công việc của mình.

Đừng bao giờ bạn nghĩ mình đã học đủ, mình đã giỏi rồi bổi nếu bạn có nhiều năng lúc bạn càng được đánh giá cao và đương nhiên mức thu nhập của bạn ngày càng tăng cao

Tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì

Để bạn kiểm thử phần mềm đạt được chất lượng cao của sản phẩm đến mức tối ưu thì bạn cần có tính kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại bởi vì bạn cần test cả các chi tiết nhỏ nhất như dấu phẩy, icon, …có hàng tỉ thứ nhỏ nhặt khác bạn phải test. Nó vô cùng quan trong hướng đến sự thân thiện với người dùng, đáp ứng yêu cầu khách hàng .

Sản phẩm chất lượng cao sẽ tạo được niềm tin, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng , tạo sự uy tín của công ty. Vì lẽ đó , chuyên viên kiểm thử phần mềm không thể thiếu tạo sự thành công của dự án. Vậy nên các chuyên viên kiểm thử phần mềm cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhạy.

sáng tạo và đổi mới không ngừng

Khi bạn bắt tay vào làm một việc gì đó thì bạn phải chia ra từng công đoạn làm vậy để tránh các sai sót, vấn đề nhưng nó sẽ không đúng với một số trường hợp. Nhiều bạn chìm trong lý thuyết không áp dụng vào thực hành thực tiễn.

Mỗi dự án sẽ có những công việc, những đặc thù riêng, chính vì vậy bạn nên điều chỉnh plan của mình sao cho phù hợp. Hãy sáng tạo, đổi mới không ngừng trong công việc của bản thân để tạo ra con đường ngắn nhất, dễ đi nhất đến với sự thành công

Kỹ năng giao tiếp

Một nhân viên kiểm thử giỏi cần có kỹ năng giao tiếp tốt là điều rất cần thiết và quan trọng trong mỗi dự án kiểm thử cho dù bạn giao tiếp với khách hàng, quản lý, giao tiếp nội bộ hoặc với các bên khác thì nó đóng vai trò quan trọng trong việc thành công dự án

Bạn nên cải thiện khả năng giao tiếp của mình điều đó vô cùng hữu ích đối với bạn không chỉ trong các dự án công việc mà nó còn tạo thiện cảm, hòa đồng với đồng nghiệp trong công ty. Mặt khác nếu bạn giao tiếp yếu thì bạn sẽ gặp phải là truyền đạt chậm trễ, không đúng trong tâm…Vậy nên các bạn nên trau dồi khả năng giao tiếp thực hiện công việc một cách dễ dàng

Thừa nhận lỗi của mình

Mỗi chúng ta ai cũng sẽ mắc lỗi, nhưng vấn đề quan trọng nhất sau mỗi sai lầm ấy chúng ta thừa nhận nó hay tránh né nó. Đôi khi chúng ta chủ quan bỏ sót một vài lỗi quan trọng hoặc kiểm tra lỗi sai chúng ta nên thừa nhận nó thay vì cãi nhau, cố gắng khắc phục nó.

Tiếng anh, ngoại ngữ là một lợi thế

Đối với dân công nghệ thông tin nói chung thì ngoại ngữ là điều quan trọng vô cùng, nó bắt buộc và không thể thiếu. Nó giúp bạn đọc hiểu các tài liệu yêu cầu nước ngoài , update công nghệ và có thể giao tiếp với khách hàng ngoại quốc…điều đó phục vụ công việc bạn vô cùng tốt, giúp bạn thăng tiến hơn và đặc biệt hơn thế đó là tester trong các dự án outsource thì việc giao tiếp bằng tiếng anh thường ngày gần như không tránh khỏi

Tính Support

Trong mọi công việc khác nhau thì kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng cần thiết và được đánh giá cao và đương nhiên đối với các tester thì cũng vậy, bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng đội mình để chất lượng của phần mềm tốt nhất, không ngại khó, khổ luôn rèn luyện bản thân mình học tập thêm nhiều kiến thức giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn, deadline canh kế

Đó là một trong những kỹ năng quan trọng và lợi thế để các chuyên viên kiểm thử phần mềm có tin thần đoàn kết vừa hoàn thành công việc vừa được đồng nghiệp yêu quý

Tham gia vào các mạng xã hội

Ngày nay công nghệ thông tin càng phát triển, công nghệ 4.0 phát triển rầm rộ, con người thường dành thời gian của bản thân mình lên các trang mạng xã hội. bạn tham gia các diễn đàn, các nhóm để thảo luận, trao đổi thông tin, kiến thức… điều đó giúp ích cho các kiểm thử phần mềm cập nhật công nghệ, xu hướng mới.

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn
Đăng ký nhận ưu đãi hấp dẫn

    Icon Phone